Cuộc sống trên tàu sân bay Mỹ đang áp sát Iran

Khi tàu sân bay USS John C Stennis quay trở lại vùng biển yên lặng của vịnh Persique cùng với 70 chiếc chiến đấu cơ phản lực trong vài ngày tới, con tàu sẽ sẵn sàng cho các hoạt động cần thiết ngoài khơi bờ biển Iran.


 

Tàu sân bay lớp Nimitz này được đánh giá là tàu chiến tốt nhất trên thế giới.


Các máy bay phản lực cất và hạ cánh xuống boong tàu, có chiều dài bằng chiều dài của ba sân bóng đá. Hầu hết các chuyến bay chiến đấu hàng ngày là tới Afghanistan.

 

Đô đốc Mike Shoemaker nói rằng, có mối đe dọa từ Iran, nhưng có thể xử lý được.


Nếu nước Mỹ bị cuốn vào một cuộc chiến tranh khác ở Trung Đông, một trung tâm chỉ huy quan trọng cho các chiến dịch sẽ được đặt trên USS John Stennis.

 

Con tàu này mang theo khoảng 85 chiếc máy bay và chạy bằng năng lượng từ hai lò phản ứng hạt nhân.


Một chiếc F-18 Super Hornets cất cánh khi mặt trời lặn.


Gần như toàn bộ các loại bom trên tàu đều được dẫn đường chính xác bởi laser và GPS. Quả bom lớn nhất có thể chất trên máy bay phản lực, nhưng hạ cánh xuống tàu với một quả bom nặng 1 tấn là quá nguy hiểm, vì vậy bom thường được thả xuống biển nếu không được sử dụng tấn công.


Tàu hậu cần cho John C. Stennis, chở dầu và các đồ tiếp tế khác.


Hoa quả tươi được chuyển đến tàu John Stennis.


Các thủy thủ ngủ trong phòng tập thể và ăn tại căngtin.


Thủy thủ làm việc tại nhà chứa máy bay thư giãn với một cây guitar.


Các đội bay luôn sẵn sàng cho bất cứ sứ mệnh nào suốt 24 giờ mỗi ngày, nhưng không ai mong muốn một cuộc chiến xảy ra.

 

Thủy thủ chất vũ khí và đạn dược lên một chiếc F-18 Super Hornet.


Một ngày làm việc trên tàu thực sự dài và nặng nhọc, với 12 tiếng phơi dưới cái nắng thiêu đốt của vùng Vịnh và mỗi tuần chỉ có nửa ngày nghỉ.


Mỹ và Iran đã liên tục chạm trán trên biển kể từ sau cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran 3 thập niên trước.

 


 

Thu Hằng

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN