Trong khi đào cảnh ùn ùn tràn về Hà Nội, những gốc đào cổ hiếm hoi còn
sót lại tới mức… lũa cả thân chính đang được săn lùng. Người trồng đào
gọi đó là những cây đào… “hóa rồng”.\
Những gốc đào “hóa rồng” thực chất là những gốc đào bị… sâu từ trong
thân lõi của cây. Theo thời gian và chịu sự tác động ngoại cảnh như
mưa, nắng…, phần thân lõi này bị mục ruỗng. Những cây khỏe có sức chịu
đựng mới có thể cầm cự và… sống khỏe bằng nguồn nhựa sống từ lớp vỏ
cây. Phần lõi không bị mục đã trở thành lũa, cứng như đá.
Dân
trồng đào kiêu hãnh gọi đó là những gốc đào “hóa rồng”. Những cây đào
“hóa rồng” có tuổi đời “mong manh” nhất cũng từ 30 năm trở lên. Hầu
hết, phần thân chính của nó không có khả năng phát triển, càng ngày
càng lão hóa, vỏ, thân mốc meo sần sùi.
Thời kỳ trước, những cây đào kiểu này thuộc nhóm phải “loại bỏ” để
không bị ảnh hưởng đến cả vườn đào. Tuy nhiên, sự khan hiếm của những
gốc đào cổ của các vùng đào nổi tiếng như Nhật Tân, Phú Thượng đã khiến
chúng “lên ngôi”.
Chủ
vườn đào Tư Khương (phường Phú Thượng) khẳng định: đào cổ Hà Nội bây
giờ còn sót lại những gốc đào cổ thụ có tuổi đời tính bằng trăm năm chỉ
đếm được trên đầu ngón tay. Hầu hết, những gốc đào to bằng bắp đùi trở
lên, cao lêu đêu và khẳng khiu… hầu hết là đào núi được lai ghép với
đào nhà. Cách phân biệt những gốc đào lai và những gốc đào “xịn” là
nhìn vào các tay cành của nó.
Đào
ghép trổ cành mảnh mai và “loằng ngoằng” hệt như… râu ăng-ten. Cả chậu
đào dù có xù xì mốc vỏ nhưng vẫn giữ vẻ thô kệch của một anh chàng…
miền núi. Nên, dù có “hoành tráng” đến mấy nhưng giá trị của nó vẫn
thấp hơn nhiều so với đào nhà.
Chùm ảnh những gốc đào cổ “hóa rồng” của các cây đào “xịn” vùng đào Nhật Tân, Phú Thượng:
Theovietnamnet
|