Cận cảnh những loài rùa quý hiếm tại Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương

Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) có diện tích 7.000m2, bao gồm các khu chuồng nuôi, bể nước, các khu chuồng nuôi riêng biệt phục vụ phục vụ cho công tác nhân nuôi bảo tồn.

Tới thời điểm hiện tại, trung tâm có 1.700 cá thể rùa gồm 22 loài bản địa và quý hiếm như rùa trán vàng, rùa sa nhân, rùa đầu to và rùa trung bộ đặc hữu của Việt Nam. Ngoài nuôi dưỡng, chăm sóc, mỗi năm Trung tâm còn cứu hộ từ 200 - 300 cá thể và trưng bày các tiêu bản của nhiều loại rùa, bể nuôi rùa nước ngọt, phòng nuôi rùa non, ao và khu chuồng nuôi ngoài trời để du khách quan sát các cá thể rùa trong sinh cảnh tự nhiên.

Chú thích ảnh
Rùa hộp trán vàng miền Bắc được nuôi dưỡng bán hoang dã tại Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương. 
Chú thích ảnh
Rùa sa nhân Cúc Phương được nuôi dưỡng bán hoang dã tại Trung tâm.
Chú thích ảnh
Các cá thể rùa con được sinh ra tại Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương. 
Chú thích ảnh
Các cá thể rùa con được sinh ra tại Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương. 
Chú thích ảnh
Rùa trung bộ đặc hữu của Việt Nam được nuôi dưỡng bán hoang dã tại trung tâm. 
Chú thích ảnh
Cán bộ trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương khám chữa bệnh cho rùa theo định kỳ. 
Chú thích ảnh
Trứng của mỗi loại rùa đều được đánh số và ghi đầy đủ thông tin trước khi cho vào ấp. 
Chú thích ảnh
Cán bộ trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương khám chữa bệnh cho rùa theo định kỳ. 
Chú thích ảnh
Anh Đỗ Thanh Hào, Giám đốc Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương, kiểm tra trứng rùa và theo dõi qua sổ ghi chép.
Minh Đức (TTXVN)
Nỗ lực bảo tồn hệ sinh thái Vườn Quốc gia Yok Đôn
Nỗ lực bảo tồn hệ sinh thái Vườn Quốc gia Yok Đôn

Công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Vườn Quốc gia Yok Đôn gặp nhiều khó khăn, thách thức trước sự xâm hại của các đối tượng khai thác lâm sản và săn bắt thú rừng. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN