Sáng 1/2/2025 (tức mùng 4 Tết Ất Tỵ), đông đảo người dân đã đổ về Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ) đi lễ đầu năm để cầu mong gia đình hạnh phúc, bình an, nhiều sức khỏe, công danh thành đạt.
Chiều 13/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) TP Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ xuất những chuyến hàng hỗ trợ đầu tiên do nhân dân, Chính quyền, Đảng bộ, doanh nghiệp, đoàn thể TP Hồ Chí Minh gửi đến đồng bào vùng lũ miền Bắc.
Chiều 13/9, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã có lệnh số 74/L-BCH về việc rút báo động lũ do mực nước sông Hồng đã xuống dưới báo động 1.
Ngày 13/9/2024, ngay sau khi nước sông Hồng rút, ngành y tế Hà Nội tổ chức các đội cơ động đến những khu vực bị ngập để tuyên truyền, xử lý môi trường, khử khuẩn… đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh sau lũ.
Hàng chục tấn nhu yếu phẩm, thuốc men… đang được các sở ngành, đoàn thể, người dân chuyển đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh để cứu trợ cho đồng bào vùng lũ phía Bắc.
Nước lũ dâng cao vào khu vực dân cư ở gần sông Cà Lồ (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), khiến hàng trăm hộ dân ở các thôn của xã Việt Long những ngày này vẫn chìm trong “biển nước”.
Từ sáng 13/9, nhịp sống thường nhật đang quay trở lại với người dân các phường ven sông Hồng của khu vực Hà Nội khi nước đã rút, nắng lại bừng lên. Chợ dân sinh đã nhộn nhịp trở lại, hàng quán lại đông đúc khách hàng, dòng người lại đôn đáo, tất tả ngược xuôi trên các tuyến phố ven sông.
Từ chiều 11/9/2024, đê bối bị tràn đã cô lập hoàn toàn xã Trí Yên, huyện Yên Dũng (Bắc Giang), nơi ngập sâu nhất trên 2,5m. Nước lũ ảnh hưởng trực tiếp đến 7/7 thôn của xã với 525/1347 hộ bị ngập, 67 hộ phải di dời, dự kiến nước sẽ ngập nhiều ngày nữa, khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn.
Sáng 13/9/2024, sau khi nước sông Hồng rút, người dân nhiều khu vực tại bãi ven sông Hồng tập trung dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Mấy ngày qua, một số khu vực tại các quận, huyện Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Sóc Sơn,... nước sông Hồng lên nhanh, gây mất an toàn cung cấp điện. Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN HANOI) đã triển khai các phương án ứng phó khẩn cấp, tạm ngừng cấp điện để đảm bảo an toàn cho người dân và hệ thống lưới điện trong khu vực bị ngập. Cùng với đó, cán bộ, công nhân đã phối hợp với các lực lượng chức năng, ứng trực, sẵn sàng triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn điện bất kể ngày đêm. Với phương châm "Nước rút đến đâu, cấp điện đến đó", các công ty điện lực đã khẩn trương kiểm tra an toàn, khôi phục cấp điện trở lại cho người dân các khu vực nước rút, đảm bảo an toàn.
Mặc dù mực nước sông Hồng tại Hà Nội đã hạ ở báo động 2, nhưng vùng trồng đào Phú Thượng, Nhật Tân... vẫn chìm trong biển nước.
Sáng 13/9, qua khảo sát một số chợ truyền thống và dân sinh trên địa bàn Hà Nội, các mặt hàng thực phẩm rất dồi dào, nhất là giá rau xanh đã "hạ nhiệt" sau những ngày mưa bão. Giá các loại thực phẩm cũng dần ổn định.
Ngày 12/9/2024, mưa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã ngớt, trời bắt đầu hửng nắng. Nước lũ tại các huyện, thành phố đã và đang rút.
Với phương châm "Nước rút đến đâu, khẩn trương giúp dân dọn dẹp đến đó", các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang): Sư đoàn 325; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang, Trường bắn Quốc gia KV1/Quân khu 1; Lữ đoàn Công binh 575/Quân khu 1... ngay lập tức điều quân hiệp đồng tác chiến cùng người dân khắc phục hậu quả do bão số 3, lũ lụt, giúp dân mau chóng ổn định cuộc sống.
Ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, chiều tối 12/9 tại các ngõ 823, 1061 đường Hồng Hà (phường Chương Dương), ngõ 43 phố Vạn Kiếp, tổ dân phố 9 (phường Bạch Đằng)... thuộc quận Hoàn Kiếm nước ngập rút chậm, nhiều người dân phải dùng thuyền di chuyển về nhà.
Ngày 12/9, cán bộ, chiến sĩ cùng lực lượng dân quân, đoàn viên thanh niên quận Nam Từ Liêm đã hỗ trợ quận Hoàn Kiếm dọn dẹp cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm.
Do ảnh hưởng của nước sông Hồng dâng cao, nhiều hộ dân phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) phải di dời tới nơi an toàn. Đến nay, chính quyền và người dân đang cùng nỗ lực khắc phục khó khăn, đảm bảo cuộc sống của người dân ở nơi ở tạm.
Nước sông Hồng lên cao do ảnh hưởng của cơn bão số 3, lực lượng chức năng cấm người và tất cả các phương tiện lưu thông trên cầu Long Biên nên đã có hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau qua cầu Chương Dương giờ cao điểm.
Chiều 12/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên các nữ công nhân môi trường đô thị đang vất vả thực hiện công tác vệ sinh môi trường tại các phường Phúc Xá (quận Ba Đình), Phúc Tân, Chương Dương (quận Hoàn Kiếm), Bạch Đằng (quận Hai Bà Trưng).
Lúc 13 giờ ngày 12/9/2024, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế là 4,88m, trên báo động 3 là 0,88 m, trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 6,22m, trên báo động 3 là 0,22m, trên sông Hồng tại Hà Nội là 11,2 m, dưới báo động 3 là 0,47m... Trong khoảng 10 ngày tới (từ ngày 13 - 23/9), thời tiết khu vực Bắc Bộ có xu hướng tốt dần lên.
Ngày 12/9, tại Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tổ chức lễ phát động quyên góp, ủng hộ các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) và công bố gói hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trị giá 50 tỷ đồng, trong đó 25 tỷ đồng hiện vật và 25 tỷ đồng là các dịch vụ VNPT cung cấp hỗ trợ người dân vùng lũ.