Ảnh 360 độ: Cầu thép lâu đời nhất Việt Nam đang chờ gói viện trợ 700.000 Euro để cải tạo

Liên quan đến gói hỗ trợ 700.000 Euro của Pháp giúp Việt Nam cải tạo cầu Long Biên, đại diện Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, đầu tháng 9/2024, Sở đã trình Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) và UBND TP Hà Nội xem xét phê duyệt dự án. Khi văn kiện dự án được phê duyệt, khoản hỗ trợ mới có hiệu lực, không phải ký kết năm 2023 và giải ngân ngay.

Chú thích ảnh
Bảng kim loại khắc thời gian khởi công cầu Long Biên năm 1899, hoàn thành năm 1902, đến nay đã 122 tuổi.
Chú thích ảnh
Người Pháp xây cầu Long Biên trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), với mục đích tạo đường sắt từ Hải Phòng vượt sông Hồng nối Lào Cai, sang Vân Nam (Trung Quốc).
Chú thích ảnh
Cầu được xây hoàn toàn bằng thép.
Chú thích ảnh
Nhằm khắc phục và sửa chữa cũng như bảo tồn cây thép lâu đời nhất Việt Nam, Pháp đã tài trợ không hoàn lại hơn 700.000 Euro.
Chú thích ảnh
Hiện trạng cầu Long Biên do Bộ GTVT quản lý, chủ yếu phục vụ vận hành đường sắt quốc gia. 
Chú thích ảnh
Để cải tạo, TP Hà Nội đã giao Sở GTVT Hà Nội ký kết biên bản ghi nhớ từ đầu năm 2024.
Chú thích ảnh
Khoản hỗ trợ của Pháp thực hiện theo quy trình dự án ODA.
Chú thích ảnh
Theo Sở GTVT Hà Nội, khi văn kiện dự án được phê duyệt, khoản hỗ trợ mới có hiệu lực.
Chú thích ảnh
Chủ trương của Bộ GTVT sẽ bàn giao cầu Long Biên cho TP Hà Nội quản lý, khai thác, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử.
Chú thích ảnh
Trong khi chờ các sở, ngành liên quan giải ngân gói viện trợ, cầu Long Biên đang ngày càng xuống cấp.
Chú thích ảnh
Trong 8 trụ chống tàu, thuyền đâm va, đã có trụ mố 16A đã bị hư hỏng hoàn toàn, nhưng vẫn chưa được xây mới.
Chú thích ảnh
Ô tô và xe ba gác đã bị cấm di chuyển trên cầu từ nhiều năm nay.
Chú thích ảnh
Theo đại diện Công ty cổ phần đường sắt Hải Hà (đơn vị quản lý, duy tu cầu Long Biên), các sự cố như nứt mặt cầu, bung mối hàn lan can... là do kết cấu cầu Long Biên lâu ngày đã xuống cấp, việc sửa chữa, bảo dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu.
Chú thích ảnh
Dư luận đang nêu nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc cải tạo cầu Long Biên, đặc biệt là ý kiến về việc nên tiếp tục sửa chữa, nâng cấp hay để cầu được nghỉ ngơi sau 122 năm tồn tại.
Trung Nguyên/Báo Tin tức
Cận cảnh vị trí bung mối hàn lan can và mặt cầu Long Biên gây xôn xao dư luận
Cận cảnh vị trí bung mối hàn lan can và mặt cầu Long Biên gây xôn xao dư luận

Vị trí xảy ra sự cố được xác định tại ô 12-nhịp 18 hạ lưu, phía trên đê sông Hồng (thuộc quận Long Biên, Hà Nội).

Lịch sử qua ảnh của cây cầu Long Biên 121 năm tuổi
Lịch sử qua ảnh của cây cầu Long Biên 121 năm tuổi

Triển lãm tư liệu cầu Long Biên là sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 tái hiện sinh động chứng nhân lịch sử của Hà Nội từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, mang tới nhiều góc nhìn về cây cầu 121 năm tuổi.

Triển lãm 'Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử'
Triển lãm 'Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử'

Sáng 14/12, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ) và Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội phối hợp tổ chức khai mạc Triển lãm "Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử" qua tài liệu lưu trữ. Sự kiện diễn ra nhân dịp 120 năm kỷ niệm ngày khánh thành cầu Long Biên (1902-2022), mở màn cho các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Pháp (1973-2023).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN