Trong số các ca mắc mới có 17 ca nhập cảnh và 15.203 ca ghi nhận trong nước (giảm 146 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 9.351 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: Cà Mau (1.011), TP Hồ Chí Minh (991), Tây Ninh (931), Bình Phước (907), Hà Nội (837), Đồng Tháp (734), Cần Thơ (692), Khánh Hòa (597), Vĩnh Long (596), Bến Tre (573), Bạc Liêu (475), Bình Định (468), Trà Vinh (465), Sóc Trăng (436), Tiền Giang (402), Thừa Thiên Huế (394), Hải Phòng (382), Bình Dương (352), Đồng Nai (336), An Giang (300), Kiên Giang (296), Hậu Giang (295), Bà Rịa - Vũng Tàu (258), Bắc Ninh (225), Bình Thuận (211), Lâm Đồng (193), Đắk Lắk (178), Đà Nẵng (177), Quảng Ngãi (150), Gia Lai (141), Thanh Hóa (121), Hưng Yên (96), Đắk Nông (83), Long An (80), Quảng Nam (80), Nghệ An (67), Phú Yên (64), Quảng Ninh (62), Hà Giang (55), Ninh Thuận (45), Thái Bình (45), Hải Dương (45), Nam Định (44), Quảng Trị (35), Thái Nguyên (34), Ninh Bình (32), Vĩnh Phúc (29), Phú Thọ (28), Lạng Sơn (25), Sơn La (23), Hà Tĩnh (14), Hà Nam (14), Hòa Bình (13), Cao Bằng (12), Kon Tum (12), Bắc Giang (11), Quảng Bình (9), Lào Cai (8 ), Điện Biên (8 ), Tuyên Quang (3), Yên Bái (2), Lai Châu (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó gồm: Bến Tre (giảm 294 ca), Hà Nội (giảm 163 ca), An Giang (giảm 122 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Cà Mau (tăng 218 ca), Hải Phòng (tăng 199 ca), Bạc Liêu (tăng 141 ca).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.142 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.443.648 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 14.641 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.438.207 ca, trong đó có 1.057.619 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TP Hồ Chí Minh (489.165), Bình Dương (287.908), Đồng Nai (92.911), Tây Ninh (40.546), Long An (39.392).
Trong ngày 14/12, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 4.524 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi là 1.060.436 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.779 ca.
Từ 17 giờ 30 ngày 13/12 đến 17 giờ 30 ngày 14/12 ghi nhận 252 ca tử vong tại:
Tại TP Hồ Chí Minh có 64 ca trong đó có 5 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (1), Bình Phước (1), Đồng Nai (1), Tiền Giang (1), Sóc Trăng (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác là: An Giang (28), Đồng Nai (27), Bình Dương (18), Tây Ninh (16), Bạc Liêu (12), Đồng Tháp (10), Tiền Giang (10), Kiên Giang (9), Long An (8 ), Sóc Trăng (7), Bình Thuận (6), Hà Nội (6), Trà Vinh (5), Vĩnh Long (4), Cà Mau (4), Vĩnh Phúc (3), Khánh Hòa (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Bến Tre (3), Bình Phước (2), Bình Định (1), Gia Lai (1), Ninh Thuận (1), Hậu Giang (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 233 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 28.333 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong ngày 13/12 có 748.830 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 133.631.226 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 75.018.674 liều, tiêm mũi 2 là 58.612.552 liều.
Bộ Y tế tiếp tục xây dựng hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong là rất cấp thiết và để tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 vừa an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch vừa phục hồi phát triển kinh tế.
Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố rà soát, phối hợp tổ chức liên quan để thông báo trên phương tiên thông tin đại chúng, trên website của Sở Y tế số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý thông tin kết quả tự xét nghiệm test nhanh kháng nguyên dương tính của cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn; tư vấn và hỗ trợ cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, tránh việc tự điều trị tại nhà không theo hướng dẫn y tế hoặc di chuyển đến bệnh viện, nơi đông người.
Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân trong độ tuổi chỉ định; đảm bảo tiêm chủng an toàn theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt lưu ý và ưu tiên tiêm chủng cho đối tượng là người từ 50 tuổi trở lên, người mắc bệnh nền.
TP Hà Nội đã xây dựng kịch bản, phương án ứng phó khi số ca F0 tăng lên 2.000 ca và 3.000 ca/ngày; chuẩn bị sẵn sàng các phương án phòng chống dịch bệnh ở mức độ cao hơn, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, nhất là dịp lễ Noel và Tết Dương lịch sắp tới.
Từ ngày 18/12, tỉnh Quảng Ninh sẽ triển khai tiêm mũi 3 tăng cường vaccine phòng COVID-19 trên phạm vi toàn tỉnh; người có chỉ định tiêm nhưng từ chối tiêm chủng nếu trở thành F0 sẽ thu phí điều trị.