Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, trong thời gian gần đây, trên địa bàn một số tỉnh, thành phố số ca cúm mùa, đặc biệt là cúm A có xu hướng gia tăng.
Trước diễn biến dịch cúm đang phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, nhiều người dân đã đi tiêm phòng vaccine và tìm mua thuốc Tamiflu để điều trị. Song, theo các chuyên gia, người dân không nên dự trữ và tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu, bởi việc này có thể gây ra những hậu quả khó lường.
Trong thời điểm cúm mùa đang bùng phát mạnh hiện nay, khiến số bệnh nhân mắc và nhập viện tăng cao, cùng với tiêm phòng và sử dụng thuốc điều trị, các bác sĩ hướng dẫn thực hiện các biện pháp y học cổ truyền kết hợp hỗ trợ phòng tránh bệnh cúm hiệu quả.
Ngày 12/2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, đơn vị đang cấp cứu bệnh nhân L.Q.Đ. (61 tuổi, trú tại Mê Linh, Hà Nội) hôn mê vì ngộ độc rượu.
Nhiều bệnh nhi mắc cúm diễn biến nhanh với các biến chứng nặng như: Viêm phổi, suy hô hấp, viêm não, tổn thương đa cơ quan...
Ngày 11/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt một nền tảng mới cung cấp thuốc điều trị ung thư miễn phí cho hàng nghìn trẻ em sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, đến ngày 11/2, tình trạng sức khỏe của bé gái Đ.K.A (2 tuổi, ngụ phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) bị thủng đường tiêu hóa nhiều vị trí do nuốt 27 cục nam châm đã ổn định sức khỏe, hết đau bụng, đi cầu tốt và sẽ được xuất viện trong khoảng một tuần tới.
Những ngày gần đây, nhiệt độ tại Ninh Bình giảm sâu khiến lượng bệnh nhân nhập viện điều trị tăng cao do mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp, đặc biệt là trẻ em và người già. Đối với trẻ em, số lượng mắc cúm A tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế tăng đột biến.
Những ngày qua, thời tiết tại Yên Bái lạnh, thay đổi thất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh cúm phát triển và lan truyền trong cộng đồng. Từ đầu năm 2025 đến ngày 6/2, toàn tỉnh ghi nhận gần 800 ca mắc cúm, tăng 137 ca so với cùng kỳ năm 2024.
Tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, số ca mắc sởi tại Hà Nội tăng cao, dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong các tuần tới.
Nhờ sự quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh của ngành Y tế và chính quyền địa phương, trong những năm qua, sốt rét tại Đắk Lắk đã giảm mạnh. Tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt rét giảm, không có trường hợp mắc sốt rét ác tính, không có ca tử vong và dịch sốt rét xảy ra. Đây là động lực để tỉnh tiếp tục đẩy lùi, tiến tới loại trừ sốt rét vào năm 2026.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 35/KH-UBND triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi ở thành phố Hà Nội năm 2025. Đối tượng được tiêm vaccine sởi trong chiến dịch là trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi, bao gồm cả trẻ vãng lai.
Ngày 10/2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, Khoa Viêm gan của bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân L.V.T, 51 tuổi, ở Kiến An, thành phố Hải Phòng với tình trạng vàng da nặng và suy gan cấp do tự ý ngừng thuốc điều trị viêm gan B.
Hà Nội tiếp tục triển khai Chiến dịch tiêm vaccine sởi từ tháng 2/2025, mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị Sở Y tế các địa phương, các bệnh viện, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc về việc đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm.
Bộ Y tế khẳng định các chủng cúm hiện nay chưa có bất thường về độc lực; người dân cảnh giác khi điều kiện hiện nay đang thuận lợi cho dịch cúm lây lan mạnh.
Việc sử dụng căn cước công dân, VNeID, VssID thay thẻ BHYT bằng giấy đã thành thường quy tại nhiều cơ sở y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-BYT về việc tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Với thông tin về số ca mắc cúm tăng mạnh ở nhiều quốc gia, có lẽ khá rõ ràng là chúng ta đang ở giữa mùa cúm.
Bệnh nhân nam T.V.L 78 tuổi, ở Từ Liêm, Hà Nội, được chuyển từ bệnh viện gần nhà đến Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốt cao, khó thở mỗi lúc một tăng.