Yêu cầu thử việc 6 tháng với những lao động là quản lý doanh nghiệp

Từ ngày 1/1/2021, thời gian thử việc của người lao động giữ vị trí quản lý doanh nghiệp sẽ lên tới 6 tháng.

Bộ luật Lao động sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 bổ sung thêm quy định về thời gian thử việc đối với người giữ vị trí quản lý doanh nghiệp.

Theo Điều 25 của Bộ luật này, mỗi người lao động chỉ được thử việc một lần đối với mỗi công việc. Thời gian thử việc cụ thể trong các công ty sẽ do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận, đưa ra thời hạn chính xác dựa vào mức độ và tính chất phức tạp của công việc đó.

Chú thích ảnh
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương hỏi thăm sức khỏe của công nhân Công ty TNHH J&K Vina (Doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc), cụm công nghiệp Cẩm Thượng, thành phố Hải Dương. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN

Tuy nhiên, riêng thời gian thử việc của người quản lý doanh nghiệp sẽ là 180 ngày (khoảng 6 tháng và không được vượt quá) theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Những người lao động đang trong quá trình thử việc ở vị trí cần trình độ chuyên môn; kỹ thuật từ cao đẳng trở lên thì thời gian thử việc không được quá 60 ngày.

Những người lao động đang trong quá trình thử việc ở vị trí cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ thì, thời gian thử việc không được quá 30 ngày; và không quá 6 ngày đối với những người lao động đang thử việc ở vị trí khác.

Sau thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả quá trình thử việc cho người lao động để đảm bảo tính trách nhiệm, khách quan và công bằng giữa hai bên.

Đáng chú ý, Bộ luật cũng đã có quy định mới về vấn đề hủy bỏ thỏa thuận thử việc. Theo đó, trong quá trình thử việc, nếu người lao động cảm thấy công việc không phù hợp; hoặc người sử dụng lao động cảm thấy người lao động làm việc không hiệu quả thì cả hai bên đều có quyền hủy giao kết thử việc mà không cần báo và không cần phải bồi thường.

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân; Thành viên hợp danh; Chủ tịch Hội đồng thành viên; Thành viên Hội đồng thành viên; Chủ tịch công ty; Chủ tịch Hội đồng quản trị; Thành viên Hội đồng quản trị; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
XM/Báo Tin tức
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Vĩnh Long - Bài 1: Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Vĩnh Long - Bài 1: Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm

Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được các địa phương chú trọng thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực. Thông qua công tác đào tạo và gắn kết với giải quyết việc làm đã góp phần thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại các địa phương.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN