Trường Sa xanh mãi

Để có quần đảo Trường Sa vững vàng và tươi đẹp như hôm nay, các anh đã gác lại bao ước mơ hoài bão và dâng hiến tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ những cột mốc tiền tiêu của Tổ quốc. Máu các anh lẫn vào biển xanh, lòng đảo, tên các anh được thế hệ hôm nay và mai sau ghi nhớ.

1. Trên vùng biển, đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam có một nghĩa trang xanh, đó là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam trong trận hải chiến Trường Sa 1988. Gọi là nghĩa trang xanh, bởi tất cả liệt sĩ nằm tại vùng biển này đều rất trẻ, tuổi đời 19 đôi mươi. Mộ của các liệt sĩ không có bia tưởng niệm, không có phần đất, không nằm trên cạn, mà là những ngọn sóng bạc đầu, lúc nổi lên dữ dội, lúc hiền hòa lặng lẽ như những nhành san hô nằm tận biển sâu.

Dù mưa dầm hay nắng cháy, các chiến sĩ Hải quân không khi nào rời vị trí chiến đấu.



Ngày 14/3 cách đây 27 năm trước, cán bộ chiến sĩ Hải quân Việt Nam trên tàu HQ-505, HQ-605, HQ-604 đã chiến đấu bảo vệ từng tấc đảo của Tổ quốc. Thiếu úy, Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương, Phó chỉ huy trưởng bãi đá ngầm Gạc Ma đã chỉ huy bộ đội bình tĩnh thực hiện đúng đối sách, cùng lực lượng đóng giữ đảo đã khôn khéo, dũng cảm, kiên quyết chống lại lính Trung Quốc. Trước lúc hi sinh, anh đã động viên đồng đội “Không được lùi bước, phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của Quân chủng Hải quân anh hùng”. Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh, đã cùng đồng đội chiến đấu giằng co với địch. Trước họng súng của kẻ xâm lăng, Lanh cùng đồng đội bảo vệ lá cờ Tổ quốc. Mặc dù bị địch dùng lê xuyên vai trái và dùng báng súng đâm vào hông, nhưng anh và đồng đội vẫn kiên quyết không rời vị trí, quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.


2. Thấm thoắt 27 năm đã trôi qua, lớp bụi thời gian đã phần nào làm lu mờ sự kiện “CQ-88”, song quá khứ đau thương ấy, mãi mãi khắc ghi trong lịch sử dân tộc về một Trường Sa của Việt Nam kiên cường anh dũng, mà chủ nhân của mảnh đất thiêng liêng nơi đầu sóng ngọn gió này là những chiến sĩ Hải quân Việt Nam.

Chiến sĩ đảo Sơn Ca giao lưu cùng ca sĩ đến từ đất liền.



64 chiến sĩ hi sinh trên đảo đá Gạc Ma ngày ấy, là 64 ngọn đuốc biển kiên cường của thời đại. Nhờ tinh thần “một tấc không đi, một ly không rời” mà giữ được đảo Cô Lin, Sinh Tồn. Lịch sử mãi mãi ghi ơn, dân tộc luôn nhắc về các chiến sĩ, thế hệ Hải quân Việt Nam ngày nay luôn lấy họ làm tấm gương cao đẹp. Thời gian có dài bao nhiêu, lịch sử có đổi thay thế nào chăng nữa, sự hi sinh kiên cường của 64 chiến sĩ Hải quân ngày ấy mãi mãi là bản hùng ca bất tử, tạc vào lòng người dân Việt Nam một tượng đài chiến sĩ Trường Sa kiên cường
Đất nước đã hòa bình, Trường Sa đã 40 năm giải phóng và đang từng ngày đổi mới, nhưng Trường Sa chưa một phút bình yên.

Hàng ngày, các chiến sĩ vẫn căng thẳng theo dõi mục tiêu, ôm súng gác trong gió gào sương biển. 64 chiến sĩ ngã xuống rạn đá Gạc Ma tháng 3 năm 1988, là sự hi sinh bất tử, là niềm kiêu hãnh về ý chí kiên cường. Sự hi sinh ấy đã tạo thành sức mạnh thép đã và đang tiếp sức mạnh cho thế hệ chiến sĩ Trường Sa hôm nay trong công cuộc kiến thiết xây đảo mạnh về phòng thủ, đẹp về cảnh quan môi trường, thắm thiết tình quân dân. Trường Sa tháng 3 năm 1988 là đau thương, Trường Sa hôm nay là màu xanh của sức sống hòa bình.

Bài và ảnh: Mạnh Tuấn
Đưa học sinh trở lại trường sau Tết
Đưa học sinh trở lại trường sau Tết

Để đảm bảo tỷ lệ chuyên cần sau Tết Nguyên đán, các trường học vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã chủ động cử thầy, cô giáo leo đèo, lội suối về các bản vận động phụ huynh, để học sinh ra lớp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN