TP Hồ Chí Minh xác định không cơ quan báo chí nào bị xóa tên khi sắp xếp

Ngày 29/5, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Thông Tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo thông tin về nội dung triển khai Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí TP Hồ Chí Minh đến năm 2025.

Chú thích ảnh
Ông Từ Lương, Giám đốc Trung tâm Báo chí TP Hồ Chí Minh thông tin về Đề án sắp xếp cơ quan báo chí TP Hồ Chí Minh đến năm 2025 vào ngày 29/5.

Ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh cho biết, việc sắp xếp các cơ quan báo chí TP Hồ Chí Minh gắn với đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý báo chí để phát triển hệ thống báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử; khắc phục tình trạng chồng chéo, đầu tư dàn trải, buông lỏng quản lý, hoạt động xa rời tôn chỉ, mục đích. Vì vậy, UBND TP Hồ Chí Minh đã xác định không cơ quan báo chí nào bị xóa tên khi xây dựng Đề án  này mà chỉ đổi cơ quan chủ quản mới; hoặc chuyển đổi từ báo in sang Tạp chí nhưng vẫn giữ nguyên tên báo đang hoạt động.

Theo thống kê, TP Hồ Chí Minh hiện có 28 cơ quan báo chí thuộc đối tượng phải sắp xếp lại trong giai đoạn tới: 16 cơ quan báo in, 10 Tạp chí in, 1 Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh, 1 Đài tiếng nói nhân dân thành phố (TP Hồ Chí Minh là tỉnh thành duy nhất mà Đài tiếng nói thành phố được Nhà nước giữ lại do tính chất lịch sử), 1 báo Công An - thực hiện sắp xếp theo Đề án của Bộ Công an.

Lộ trình thực hiện việc sắp xếp các cơ quan báo chí theo Đề án này gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ khi đề án được phê duyệt đến hết năm 2020. Sau khi sắp xếp, sẽ còn 19 cơ quan báo chí, 1 đài phát thanh, 1 đài truyền hình, 7 báo (2 báo Tôn Giáo), 10 Tạp chí; giảm 8 cơ quan báo chí nhưng chuyển thành 6 ấn phẩm phụ và 2 bản tin. Trong giai đoạn này, TP Hồ Chí Minh sẽ giữ ổn định 1 cơ quan là báo Sài Gòn Giải phóng; chuyển cơ quan chủ quản 6 cơ quan báo chí. Trong đó, báo Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Phụ Nữ TP Hồ Chí Minh do Thành ủy TP Hồ Chí Minh làm cơ quan chủ quản; báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh do UBND TP Hồ Chí Minh làm chủ quản mới; báo Công Giáo và Dân Tộc thuộc Ủy ban đoàn kết Công giáo thành phố; báo Giác Ngộ thuộc Thành hội Phật giáo thành phố.

Giai đoạn 2: Từ 2021 đến năm 2025, TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục nghiên cứu xắp xếp lại báo chí để xây dựng một cơ quan truyền thông đa phương tiện.

Theo ông Từ Lương, sau khi hoàn thành giai đoạn 1, các cơ quan báo chí thành phố nhanh chóng ổn định hoạt động và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng kế hoạch hoạt động theo yêu cầu mới. Tập trung đầu tư nghiên cứ thí điểm xây dựng cơ quan báo chí thành phố chủ lực, đa phương tiện làm nòng cốt, đảm bảo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, có vai trò định hướng thông tin tạo đồng thuận trong xã hội, định hướng tư tưởng văn hóa, góp phần phát triển kinh tế, xã hội thành phố.

Hiện nay, tại TP Hồ Chí Minh có 161 cơ quan báo chí trung ương đặt văn phòng đại diện và cử phóng viên thường trú; 10 chi nhánh đơn vị hoạt động truyền hình trả tiền, 46 đơn vị hoạt động truyền hình thu qua vệ tinh; 28 cơ quan báo chí của địa phương (gồm 16 báo, 1 đài truyền hình, 1 đài tiếng nói nhân dân và 10 tạp chí).

Tin và ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Thông cáo báo chí số 09, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
Thông cáo báo chí số 09, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV

Thứ Năm, ngày 28/5/2020, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tám theo hình thức trực tuyến tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN