TP Hồ Chí Minh: Cho phép bán thức ăn mang đi khi đảm bảo quy định phòng dịch

Tối 8/9, UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành văn bản số 2994/UBND-ĐT về việc tiếp tục tăng cường các biện pháp kiểm soát trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội; đáng chú ý, có quy định cho phép kéo dài giấy đi đường đến hết ngày 15/9 và cho phép bán đồ ăn mang đi khi đảm bảo quy định phòng dịch.

Chú thích ảnh
TP Hồ Chí Minh tiếp tục kéo dài thời gian hiệu lực của giấy đi đường đến hết ngày 15/9.

Theo văn bản, UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện giấy đi đường của Công an TP Hồ Chí Minh đã cấp trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đến hết ngày 15/9.

Trong trường hợp người dân có nhu cầu cấp đổi giấy đi đường, các đơn vị chủ trì, quản lý đối tượng cấp giấy đi đường theo Công văn 2800/UBND-VX ngày 21/8/2021 của UBND TP Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thu hồi giấy cũ; tổng hợp, cập nhật danh sách mới gửi Công an TP Hồ Chí Minh để được cấp đổi.

UBND TP Hồ Chí Minh cũng cho phép hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm; đội ngũ giao nhận hàng hóa (shipper) được hoạt động trong phạm vi 1 quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư y tế được hoạt động từ 6 giờ đến 21 giờ hàng ngày để đảm bảo phục vụ nhu cầu hàng hóa, nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh cho người dân.

UBND TP Hồ Chí Minh giao Chủ tịch UBND quận 7 và UBND huyện Củ Chi căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để xây dựng kế hoạch, phương án triển khai thực hiện cho phép người dân có thể đi chợ 1 tuần/1 lần; báo cáo UBND TP Hồ Chí Minh trước ngày 11/9.

Về việc cung ứng hàng hóa, UBND TP Hồ Chí Mnh cho phép mở hai điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa nông sản, thực phẩm tại chợ đầu mối Bình Điền và chợ đầu mối Hóc Môn.

Cùng với đó là tiếp tục duy trì hoạt động và phát huy hiệu quả của điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa nông sản, thực phẩm tại chợ đầu mối Thủ Đức để bổ sung nguồn hàng hóa cung ứng cho TP Hồ Chí Minh; đảm bảo lưu thông thông suốt đến người tiêu dùng trên nguyên tắc đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch.

UBND TP Hồ Chí Minh cũng cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống; cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị dụng cụ học tập (có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh) được phép hoạt động từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày theo hình thức bán hàng mang đi, các cơ sở kinh doanh hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ”, chỉ tổ chức kinh doanh thông qua đặt hàng trực tuyến; người giao hàng là các đơn vị cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa có ứng dụng công nghệ (shipper) phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, các cơ sở này phải đăng ký kinh doanh với quận, huyện và thành phố Thủ Đức để được cấp Giấy đi đường theo Công văn 2800/UBND-VX ngày 21/8/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố; phải đảm bảo điều kiện người lao động đã tiêm ngừa ít nhất 1 mũi vaccine phòng, chống COVID-19 và thực hiện xét nghiệm nhanh âm tính với COVID-19 2ngày/1 lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tin, ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
TP Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng cho phép y tế tư nhân thu phí điều trị COVID-19
TP Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng cho phép y tế tư nhân thu phí điều trị COVID-19

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đã ký công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc chi trả chi phí cho các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN