Tìm ra nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt trên sông Chà Và

Ngày 14/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có báo cáo về nguyên nhân cá chết trên sông Chà Và vào ngày 6/4 vừa qua.

Theo đó, ngay sau khi nhận được thông tin cá chết hàng loạt trên sông Chà Và cán bộ của ngành nông nghiệp tỉnh đã xuống khảo sát và mẫu nước, mẫu cá chết để mổ, khám tại các bè nuôi có hiện tượng cá chết hàng loạt.

Vớt cá chết ở bè nuôi trên sông Chà Và.

Kết quả cho thấy, tơ mang cá có hiện tượng ký sinh trùng bám nhiều, mang có dấu hiệu tổn thương. Đoàn khảo sát đã lấy 2 mẫu bệnh phẩm và 2 mẫu nước tại các hộ có cá chết gửi cơ quan chuyên xét nghiệm tìm nguyên nhân.


Kết quả xét nghiệm cho thấy, tất cả các mẫu bệnh phẩm đều nhiễm ký sinh trùng quả dưa. Còn đối với mẫu nước các chỉ tiêu khác trong giới hạn cho phép, riêng chỉ tiêu Florua vượt ngưỡng cho phép.


Cũng theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mẫu xét nghiệm p h át hiện trùng quả dưa trên mẫu cá chim trắng với mật độ cao. Cá bị nhiễm trùng quả dưa có biểu hiện ngứa ngáy và hay nghiêng mình, cá bị nặng toàn thân chuyển sang màu mốc bạc, tách đàn và chết.


Bệnh gây chết rải rác đến hàng loạt sau 3 – 7 ngày. Bệnh xuất hiện vào thời điểm giao mùa và theo nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đây là nguyên nhân chính gây chết cá, nhất là trên giai đoạn cá giống.


Trước tình hình cá chết hàng loạt, với nguyên nhân chính là do nhiễm ký sinh trùng quả dưa, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khuyến cáo người nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và t ắm nước ngọt cho cá trong thời gian 10 – 15 phút; tắm Formol nồng độ 200-300 ml/m 3 nước biển hoặc Thuốc tím nồng độ 5-10 gr/m 3 nước biển trong thời gian 30 – 60 phút; nên tắm vào lúc trời mát, lúc sáng sớm hoặc chiều tối, 3 lần/tuần; Các hộ nuôi phải vệ sinh sạch sẽ lưới của các lồng nuôi để tăng cường sự trao đổi nước giúp lồng nuôi thông thoáng hơn.


Bên cạnh đó, cần tăng cường bổ sung các loại vitamin, các chất khoáng cần thiết để tăng cường sức đề kháng và giúp cá bắt mồi trở lại. Ngoài ra, k hi mua cá giống, bà con nên mua những nơi uy tín, chất lượng và phải qua kiểm dịch của cơ quan chức năng, không mua cá giống nhỏ, tỷ lệ hao hụt rất cao nhất là khi nuôi bằng hình thức lồng bè.


Chi cục Chăn Nuôi và Thú y tỉnh cũng lưu ý, đây là thời điểm giao mùa, chất lượng nguồn nước nuôi biến động rất lớn nhất là biên độ dao động của nhiệt độ nước, hàm lượng dưỡng khí trong nước do vậy cần chú ý san thưa đàn cá nuôi, tích cực sục ôxy cho cá nhất là vào thời điểm nước đứng, cho cá ăn đầy đủ dinh dưỡng, định kỳ tắm cá bằng nước ngọt, các loại thuốc diệt ký sinh trùng để phòng bệnh cho cá.


Cùng với đó, cần thu gom xác cá chết và xử lý theo qui định, không vứt xác cá chết trôi nổi trên sông, tránh gây ảnh hưởng đến các hộ khác tại các vùng nuôi lân cận. Khi cá nuôi có dấu hiệu bất thường hoặc chết phải báo ngay cho các ngành chức năng để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.


Tin, ảnh: Hoàng Nhị (TTXVN)
Cá chết trên sông Bồ là do môi trường nuôi không đảm bảo
Cá chết trên sông Bồ là do môi trường nuôi không đảm bảo

Những ngày gần đây, trên địa bàn xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng trên sông Bồ bị chết hàng loạt. Thống kê bước đầu có 669/863 lồng nuôi ở xã Hương Toàn có cá chết với số lượng gần 20.000 con.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN