Bên cạnh đó, Tổng cục phối hợp các đơn vị liên quan chỉnh sửa, hoàn chỉnh nhiệm vụ lập Quy hoạch phòng chống thiên tai trong quy hoạch ngành phòng chống thiên tai, thủy lợi; xây dựng Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống thiên tai”. Tổng cục cũng thực hiện việc đôn đốc chủ đầu tư xây dựng kế hoạch triển khai 4 dự án trái phiếu chính phủ năm 2020; tiếp tục thực hiện Dự án tu bổ đê điều thường xuyên và các dự án duy tu, bảo dưỡng đê điều; theo dõi việc phê duyệt kế hoạch đầu tư công 2021 – 2025; công tác tham mưu chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
Tổng cục Phòng chống thiên tai tiếp tục triển khai kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; hoàn thành việc chỉnh sửa Đề án sạt lở bờ sông, bờ biển hoàn thành việc chỉnh sửa theo ý kiến các Bộ, ngành, địa phương; báo cáo Bộ và trình Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định phân giao nhiệm vụ triển khai kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2019 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai. Trên cơ sở đó Tổng cục Phòng chống thiên tai đã dự thảo Quyết định phân giao nhiệm vụ tới các đơn vị trực thuộc để triển khai thực hiện; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; hoàn thành dự thảo Chiến lược quốc gia Phòng chống giảm nhẹ thiên tai đến 2030 xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương; tiếp tục xây dựng đề án phòng chống thiên tai các khu vực: miền núi phía Bắc, miền Trung Tây Nguyên
Tháng 2/2020, tại nước ta đã xuất hiện 6 trận động đất nhẹ, 3 đợt không khí lạnh, gió mùa đông bắc và sạt lở đất; hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Từ đầu năm 2020, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán, xâm nhập mặn đã gây thiệt hại khoảng gần 29.700 ha; khoảng 82.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Ngoài ra, sáng ngày 23/2, tại đê biển Tây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau bị sụt lún 90 m, độ sâu sụt lún từ 0,5 -2,2m. Địa phương đã làm rào chắn, biển cảnh báo, chỉ đạo xử lý sự cố và đang tiến kiểm tra xác định nguyên nhân để có giải pháp khắc phục triệt để.