Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết bất thường

Ông Nguyễn Đức Quang, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, thời điểm hiện nay là sự giao mùa từ mùa xuân sang mùa hè nên thường xuyên xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.

Nhà dân tại xã Xuân La, huyện Pác Nặm tan hoang sau mưa đá kèm dông lốc. Ảnh: Bùi Đức Hiếu/TTXVN

Chỉ trong 2 ngày 14 - 15/4 do ảnh hưởng của không khí lạnh, trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc đã xảy ra dông lốc, kèm mưa đá gây nhiều thiệt hại cho người dân nơi đây.

Do đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương cần tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết bất thường; đồng thời nhanh chóng truyền tải thông tin cảnh báo đến người dân để chủ động phòng, tránh dông, lốc, hạn chế thiệt hại, cũng như khẩn trương huy động các lực lượng hỗ trợ người dân bị thiệt hại về tài sản, khôi phục sản xuất, sớm ổn định đời sống.

Theo báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Điện Biên, Tuyên Quang, Lào Cai và Sơn La, tính đến 17 giờ ngày 16/4, thiên tai đã làm 3.712 ngôi nhà bị hư hỏng, tốc mái (Cao Bằng: 1.696, Bắc Kạn: 1.396, Điện Biên: 377, Yên Bái: 212, Sơn La: 23, Lào Cai: 4, Tuyên Quang: 4); 1.140,5 ha lúa hư hỏng, thiêt hại (Cao Bằng: 1.139 ha, Bắc Kạn: 1,5 ha); 157 ha hoa màu thiệt hại (Bắc Kạn: 63 ha, Cao Bằng: 86 ha; Sơn La: 9 ha); 1.164 ha cây trồng lâu năm bị thiệt hại (Sơn La: 895 ha, Bắc Kạn: 260 ha, Cao Bằng: 9,2 ha). Ngoài ra còn có 4 điểm trường, 2 công trình văn hóa bị hư hỏng.

Thắng Trung (TTXVN)
Hỗ trợ người dân bị thiệt hại do dông lốc, mưa đá
Hỗ trợ người dân bị thiệt hại do dông lốc, mưa đá

Liên tiếp mưa đá, dông lốc trong những ngày qua đã gây thiệt hại về người và tài sản của người dân tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN