Quốc lộ 12B ở Hòa Bình: "Lầy lội" vì thiếu vốn

Trên các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ của tỉnh Hòa Bình, Quốc lộ 12B được xem là “con đường đau khổ” vì cả tuyến đường hiện đã bị xuống cấp với những ổ voi, ổ trâu đầy nước.


Quốc lộ 12B (QL) đoạn qua địa phận tỉnh Hòa Bình có chiều dài 64km, từ Km30+300 đến Km94, là tuyến đường ngắn nhất kết nối trực tiếp các tỉnh phía nam Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc như Hòa Bình, Sơn La... Đồng thời nó cũng là trục giao thông huyết mạch của các huyện phía tây nam tỉnh Hòa Bình. Do vậy, mật độ các phương tiện lưu thông qua đoạn tuyến này rất cao và không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Nhưng do được xây dựng từ lâu và không đồng bộ nên qua quá trình sử dụng đã bị xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội của toàn khu vực nơi tuyến đường đi qua.


QL 12B đoạn qua huyện Yên Thủy, Hòa Bình.


Nhằm khắc phục vấn đề này, ngày 24/6/2009 dự án cải tạo, nâng cấp QL12B đoạn Km30+300 đến Km46+700 và đoạn Km53+619 đến Km80+517 được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt. Theo đó, quy mô xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, với mặt đường bê tông nhựa rộng 6,5m, tổng chiều dài được cải tạo nâng cấp là 42,4 km, mức đầu tư là 493 tỷ đồng.


Dừng dự án giữa chừng, dân kêu khổ


Đến nay, tổng số mặt bằng các nhà thầu đã được bàn giao là 29/42,4km. Các gói thầu xây lắp phần đường đã triển khai thi công từ tháng 10/2010. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai thì dự án cải tạo, nâng cấp QL12B đã bị đưa công trình vào diện tạm thời đình hoãn, giãn tiến độ hoàn thành sau năm 2015. Đến hết năm 2014 chỉ tập trung thi công đến điểm dừng kỹ thuật.

Phú Thọ thực hiện tốt các dự án hạ tầng

Nhờ huy động được đa dạng các nguồn lực đầu tư trong ba năm (2011 - 2013) tỉnh Phú Thọ đã thực hiện 241 dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt với tổng nguồn vốn 15.222 tỷ đồng. Nhiều dự án quan trọng được thực hiện. Nổi bật là các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 32A đoạn qua trung tâm huyện Tân Sơn dài 4,2 km, Quốc lộ 32C đoạn Cổ Tiết - Hiền Lương dài 64,5 km, cầu Hạ Hòa và đường nối Quốc lộ 32C với Quốc lộ 70 dài 21,1 km đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Hiện nhiều dự án như Đường tránh Quốc lộ 32C đoạn Việt Trì - cầu Phong Châu dài 21,4 km, đường Hồ Chí Minh và cầu Ngọc Tháp, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai (đoạn qua tỉnh Phú Thọ dài 62 km) đang gấp rút triển khai. Bên cạnh đó, nhiều điểm du lịch như Đảo Ngọc Xanh, Khu du lịch Văn Lang; dự án hạ tầng kỹ thuật tuyến du lịch Vườn quốc gia Xuân Sơn; khu đô thị sinh thái - du lịch - nghỉ dưỡng - thể thao Tam Nông; khu du lịch Xuân Sơn - Đền Hùng cũng đã bước đầu đưa vào khai thác sử dụng… Nhiều dự án hạ tầng trong các lĩnh vực xã hội, nông lâm nghiệp, khu công nghiệp, đô thị, thương mại du lịch, thông tin truyền thông, mạng lưới điện cũng đang được chú trọng đầu tư…

Lâm Đào An


Việc dừng, giãn tiến độ dự án dẫn đến giá trị điều chỉnh giá hợp đồng do thay đổi lương nhân công và giá vật liệu lớn. Các vị trí mặt bằng đã được hội đồng giải phóng mặt bằng (GPMB) bàn giao cho nhà thầu nhưng chưa chi trả tiền cho người dân, khi dự án bị dừng lại, việc người dân tiếp tục sử dụng là khó có thể tránh được. Ngoài ra, khi dự án được thi công trở lại việc giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến công tác GPMB cũng sẽ hết sức phức tạp.


Ông Vũ Đình Sang, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy cho biết: “Khi biết dự án triển khai chúng tôi mừng lắm, nhiều người dân cạnh đường còn sẵn sàng ứng mặt bằng trước, lấy tiền sau để bảo đảm tiến độ thi công. Nhưng đang triển khai, công trình phải dừng lại khiến việc vận chuyển mua bán hàng hóa của người dân gặp nhiều khó khăn do bị thương nhân ép giá. Các mặt hàng nông sản bán ra luôn rẻ hơn các nơi khác khá nhiều do tiểu thương trừ vào chi phí xăng dầu khi đến mua vì đường quá xấu. Cũng do đường xấu nên việc đi lại trên tuyến này rất khó khăn”.


Việc dừng, giãn tiến độ, giải ngân nhỏ giọt cũng ảnh hưởng đến nhà thầu khi triển khai thi công. Phó Tổng giám đốc tập đoàn Hải Lý, Trần Văn Hinh (nhà thầu thi công gói thầu số 3) cho biết: Hiện nay sản lượng thi công công trình đã được nhà thầu triển khai đạt 35%. Mặc dù, việc giải phóng mặt bằng được chính quyền và nhân dân tạo điều kiện nhưng nguồn vốn không đáp ứng được nên rất khó triển khai. Vì không có vốn, thi công khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm của công ty chúng tôi.


Cử tri kiến nghị nhiều lần


Bà Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy, cho biết: Hầu như những cuộc tiếp xúc cử tri nào từ xã, huyện đến cả tỉnh nhân dân cũng bức xúc kiến nghị. Đường xuống cấp nên nhiều doanh nghiệp sau khi vào khảo sát địa bàn cũng không muốn về Lạc Sơn, Yên Thủy đầu tư. Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và bán các sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân cũng khó khăn hơn các nơi khác.


Để giảm các nguy cơ gây mất an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, phát huy hiệu quả đầu tư của dự án, đề nghị các bộ, ngành Trung ương cần xem xét nghiên cứu đưa dự án vào danh mục ưu tiên hoàn thành trước năm 2015.

 

Nhan Sinh


Tiếp tục hỗ trợ vốn cho vùng Tây Bắc

Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành trung ương và địa phương để tiếp tục hỗ trợ các tỉnh Tây Bắc thực hiện một số dự án về giao thông, y tế, giảm nghèo, cùng xây dựng Tây Bắc trở thành khu vực có nền kinh tế thịnh vượng, phát triển.

Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

 

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp

Sau khi tìm hiểu về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Tuyên Quang, tôi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng Nhà máy giấy và bột giấy An Hòa tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Để nhà máy hoạt động hiệu quả, tôi mong muốn chính quyền địa phương tập trung phát triển hệ thống giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vận chuyển, thu mua nguyên liệu…

Ông Vũ Văn Tiền, Giám đốc Công ty cổ phần giấy An Hòa

 

Nhanh chóng khắc phục sạt lở mái ta luy trên Quốc lộ 6

Dự án kiên cố hóa, khắc phục tình trạng sạt lở mái ta luy trên Quốc lộ 6 đoạn qua tỉnh Hòa Bình đang được khẩn trương đẩy nhanh tiến độ. Với đặc thù của dự án là xử lý sạt lở mái ta luy nên toàn bộ các công tác triển khai thi công đều thực hiện trên địa hình núi cao, hiểm trở. Ngoài ra, điều kiện thời tiết rất phức tạp, thường xuyên có mưa lớn kéo dài, có thời điểm sương mù dày đặc thường xuyên xuất hiện đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Bên cạnh đó, mặt bằng thi công chật hẹp cũng khiến nhà thầu khó tăng cường thêm máy móc thiết bị để đẩy nhanh tiến độ.

Ông Trần Hải Lâm, Phó Giám đốc Sở GTVT Hòa Bình

 

Giao thông khó khăn, nông sản không tiêu thụ được

Mặc dù đường giao thông từ huyện Si Ma Cai vào đến Sín Chéng chỉ 12 km nhưng người dân phải đi mất cả giờ đồng hồ vì giao thông đi lại hết sức khó khăn. Đặc biệt, khi đồng bào các dân tộc trong xã làm ra hạt lúa, ngô, đỗ tương hay thuốc lá… nhưng khó tìm được nơi tiêu thụ vì giao thông đi lại khó khăn nên thường bị thương lái ép giá. Nhân dân vùng cao Sín Chéng rất mong nhà nước sớm cải tạo, nâng cấp tuyến đường giao thông từ huyện về xã.

Ông Lý Xuân Thành, Chủ tịch UBND xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai (Lào Cai)

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN