Tại sân bay Nội Bài, ông Lương Thanh Quảng (ảnh) trợ lý Cục trưởng Cục Lãnh sự, Trưởng phòng Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đã trao đổi với phóng viên về các giải pháp đưa người lao động Việt Nam tại Libya về nước.´Bộ Ngoại giao triển khai các giải pháp hỗ trợ như thế nào để đưa lao động Việt Nam tại Libya về nước, thưa ông?Từ tháng 6, khi thấy tình hình tại Libya diễn biến phức tạp, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài đã liên hệ chặt chẽ với người lao động và các công ty sử dụng lao động tại Libya; đồng thời liên hệ với công ty phái cử lao động, để nắm tình hình. Bộ Ngoại giao cũng có công hàm đề nghị các quốc gia có liên quan tạo điều kiện hỗ trợ đi lại và làm thủ tục giấy tờ để đưa lao động Việt Nam rời Libya về nước.
Khi triển khai kế hoạch này, khó khăn nhất là lao động ở rải rác nhiều nơi. Tuy nhiên, hầu hết lao động đều ở những khu vực an toàn, chưa xảy ra chiến sự, nên chưa có vấn đề gì phát sinh.
´Vậy trong trường hợp những khu vực này xảy ra chiến sự thì phương án sơ tán sẽ như thế nào, thưa ông?Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, Bộ Ngoại giao và Bộ LĐTBXH đã phối hợp lên phương án sơ tán. Trong trường hợp xảy ra chiến sự trên diện rộng, chúng tôi đã có phương án sơ tán lao động của Việt Nam qua cửa khẩu biên giới Ai Cập hoặc Tunisia và các nước xung quanh. Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo cơ quan đại diện thường xuyên liên hệ với cơ quan sở tại và trong trường hợp khẩn cấp sẽ di tản người lao động theo đường bộ về nước.
´Có thông tin một số lao động Libya bị lạc, vậy cơ quan chức năng sẽ triển khai biện pháp hỗ trợ như thế nào với những lao động này?
Chúng tôi đang phối hợp với Bộ LĐTBXH để xác minh, nhưng theo thông tin mà cơ quan đại diện ngoại giao cung cấp, thì lý do bị lạc là người lao động tự ý bỏ ra ngoài tầm kiểm soát của cơ quan đại diện và công ty sử dụng lao động. Chúng tôi đang giữ liên lạc chặt chẽ với cơ quan sở tại và chủ sử dụng lao động tại đó để tìm kiếm các lao động này.
Xin cảm ơn ông!Xuân Cường (thực hiện)