Phòng và điều trị bệnh lở mồm long móng ở dê

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) ở dê là loại bệnh do nhiễm virút, và khả năng lây lan mạnh và hầu như không có phương pháp điều trị hiệu quả nên dễ gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Vì vậy, để tránh các tổn thất do bệnh LMLM, người nuôi dê cần chú ý phòng và điều trị bệnh.

Bệnh chủ yếu lây qua đường không khí với cự ly trung bình truyền lây 10 km. Động vật mắc bệnh chứa virút ở dịch mụn nước, nước bọt, nước tiểu và phân nên càng dễ lây lan trong không khí. Không có biện pháp nào điều trị được bệnh này khi dê đã mắc bệnh ở mức nặng. Đối với dê mới bị nhiễm bệnh:

+ Nhốt cách ly.

+ Dùng thuốc an thuần, giảm đau để tránh dê giẫy giụa, tăng tần số hô hấp gây khả năng lây lan mạnh.

+ Dùng dung dịch axit axetic loãng hoặc dung dịch thuốc tím 0,1%, phèn chua 2%, gentian violet, cồn iốt 10%, dấm chua, nước chanh vắt, nước trà, nước khế ép, nước muối ấm... hiệu quả hơn là dùng Vimekon (10g pha với 2 lít nước) để rửa vết thương ngày 2 –3 lần để phòng nhiễm trùng, ruồi nhặng và giúp vết loét mau lành.

+ Tiêm kháng sinh Procain Penicilin 1ml/10-20kg/trọng lượng hoặc Marbovitryl 1ml/10kg trọng lượng, ngày 1 lần, liên tục 3 ngày để đề phòng bội nhiễm. Bôi thuốc mỡ Penicilin, Tetracilin vào vết thương.

+ Bôi các chất sát trùng, hút mủ, chống lên da non vào các vết loét ở móng như bột than trộn với dầu lạc, diêm sinh, băng phiến. Đề phòng ruồi, nhặng đẻ trứng vào kẽ móng, dùng cresin pha loãng hoặc thuốc lào, băng phiến đắp vào vết thương.

+ Bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho dê và thức ăn chứa axit để có thể điều chỉnh độ pH đường ruột (pH = 5,0) nhằm tăng khả năng diệt khuẩn.

(còn tiếp)

XM (Theo TTKNQG)

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN