Phát huy truyền thống văn hóa thợ mỏ trong thời kỳ mới

Hướng tới kỷ niệm 84 năm Ngày Truyền thống công nhân Vùng mỏ - Truyền thống ngành Than (12/11/1936 - 12/11/2020), ngày 17/7, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam phối hợp Viện Công nhân và Công đoàn đã tổ chức chương trình tọa đàm khoa học "Phát huy truyền thống văn hóa anh hùng của thợ mỏ Việt Nam trong điều kiện mới – cơ sở lý luận và thực tiễn".

Buổi tọa đàm đã làm sâu sắc thêm ý nghĩa lịch sử to lớn; quan điểm, giá trị cốt lõi; sự cần thiết cũng như những thuận lợi, khó khăn trong việc phát huy truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” của thợ mỏ Việt Nam trong điều kiện mới. 

Ông Đặng Thanh Hải, Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cho biết: “Theo lộ trình, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đang thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức lại sản xuất theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm khắc phục những yếu kém, trì trệ, lãng phí, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; xứng đáng là một trong những Tập đoàn kinh tế mạnh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”.

Chú thích ảnh
Ông Đặng Thanh Hải, Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam phát biểu khai mạc tọa đàm.

Để thực hiện thành công các mục tiêu, đòi hỏi phải có nhiều yếu tố, song quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người. Xác định con người là nhân tố hàng đầu, nằm ở vị trí trung tâm của sự phát triển. Đồng thời kết hợp hài hòa hai yếu tố hiện đại và truyền thống, bởi hai yếu tố này luôn có sự quan hệ ràng buộc lẫn nhau, tạo nên động lực cho sự phát triển.

Buổi tọa đàm các đại biểu, chuyên gia, các nhà khoa học thảo luận làm rõ 7 nội dung: Kế thừa và phát huy truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” trong xây dựng văn hóa thợ mỏ trong thời kỳ mới; Đặc điểm văn hóa của công nhân mỏ Việt Nam - lịch sử và hiện tại; Thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức của ngành Than - Khoáng sản nhằm phát huy truyền thống văn hóa thợ mỏ Việt Nam trong điều kiện mới; Xây dựng nội hàm khái niệm “Văn hóa thợ mỏ Việt Nam trong thời kỳ mới”; Sự cần thiết ban hành đề án “Phát huy truyền thống văn hóa thợ mỏ trong thời kỳ mới”; Giới thiệu nội dung đề án và kế hoạch triển khai; Giới thiệu bộ công cụ khảo sát.

Ông Lê Thanh Xuân, Ủy viên Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam chia sẻ về sự cần thiết trong việc ban hành đề án: “Truyền thống văn hóa Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam phản ánh các hoạt động của đội ngũ thợ mỏ cả về vật chất và đời sống tinh thần. Thông qua hình ảnh đa dạng, phong phú, nhiều sắc màu, có sự giao thoa giữa nhiều vùng văn hóa với nhau để tạo nên truyền thống cao đẹp của thợ mỏ, hình thành những nét đặc trưng riêng của văn hóa Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam". 

Hiền Anh/Báo Tin tức
Ở đâu có người lao động, ở đó có tổ chức công đoàn
Ở đâu có người lao động, ở đó có tổ chức công đoàn

Là hoạt động trọng tâm của tổ chức Công đoàn, “Tháng Công nhân” đã trở thành ngày hội lớn, với nhiều hoạt động có ý nghĩa quan trọng gắn với đời sống công nhân, người lao động trên cả nước trong nhiều năm qua.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN