Nhìn lại du lịch Hà Nội

Hà Nội là đất kinh kỳ, đất của danh lam thắng cảnh từ bao đời nay. Tuy nhiên, cho tới nay ngành du lịch của Hà Nội vẫn chưa thật sự trở thành một ngành “công nghiệp không khói” bởi sản phẩm du lịch còn đơn diệu, nghèo nàn.

Du khách chưa có chỗ tiêu tiền

Một trong những lý do đầu tiên để du khách đến một lần mà không quay lại, đó là sau một ngày đi tham quan, chiều về khách sạn, ăn tối xong du khách không biết làm gì…

Dịch vụ nghèo nàn

Nhiều doanh nghiệp lữ hành than phiền, khi khách quốc tế muốn xem chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc Việt Nam, công ty thường “bó tay” bởi Hà Nội thiếu điểm biểu diễn nghệ thuật, vui chơi giải trí.

Khách du lịch mua đồ mỹ nghệ tại phố Hàng Gai (Hà Nội). Ảnh: Lê Phú

Ngày đi tham quan, một số khách du lịch nhất là người phương Tây có thói quen tới các quán Bar, hay vũ trường về đêm nhưng rất khó tìm được nơi để đến. Trong nội thành Hà Nội cũng có một vài quán Bar, vũ trường nhưng do qui định về thời gian hoạt động nên không phục vụ du khách muốn chơi khuya, khiến cho dịch vụ này chưa thực sự trở thành một nguồn thu hút khách du lịch.

Trao đổi với Tin Tức Cuối tuần, ông Trương Minh Tiến – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết: “Những năm qua du lịch Hà Nội đã có những bước phát triển. Từ 1,3 triệu lượt khách quốc tế, trên 8 triệu lượt khách nội địa năm 2008, đến năm 2011, du lịch thủ đô đã đón được gần 13 triệu lượt khách tham quan, trong đó có 1,7 triệu khách quốc tế. Tuy nhiên cần phải tăng cường đầu tư về cơ sở hạ tầng cũng như các dịch vụ đi kèm để thu hút khách du lịch. Đồng thời phải tạo được các sản phẩm làng nghề, quà lưu niệm đặc thù, mang đậm nét văn hóa Hà Nội nghìn năm văn hiến. Chúng tôi đang đề ra mục tiêu trong thời gian tới là phải tạo được các sản phẩm chất lượng cao, vừa mang tính quảng bá hình ảnh Hà Nội nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung”.

Không chỉ danh lam thắng cảnh, khách còn muốn được phục vụ chu đáo, và thỏa mãn được nhu cầu vui chơi của mình. Hiện nay du lịch Hà Nội ngoài các khu vui chơi như Công viên nước Hồ Tây, Thiên đường Bảo Sơn, khu nghỉ dưỡng Ba Vì,… vẫn còn thiếu những khu resort và dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp. Các dịch vụ du lịch tại khu vực làng nghề cũng chưa thực sự được chú trọng đầu tư thích đáng. Mặc dù dịch vụ mới là nguồn thu chính của du lịch.

Theo ông Trương Minh Tiến, PGĐ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội: “Nội thành không có quỹ đất nên chỉ các khu vực ngoại thành như Ba Vì, Sóc Sơn mới có thể qui hoạch xây dựng các khu vui chơi giải trí, và Hà Nội cần phải hướng tới xây dựng các khu vui chơi tổng hợp cao cấp, khu vực đua ngựa, đua mô tô... Hiện nay, dịch vụ vui chơi giải trí có thưởng đã hoạt dộng tại một số khách sạn 4 -5 sao nhưng phải qui hoạch thành khu chuyên biệt. Mới đây thông tin ở Quảng Ninh mở Casino được khá nhiều ý kiến ủng hộ, tuy nhiên cần phải qui hoạch thành khu mới có thể thu hút khách đại gia nước ngoài về”.

Việc đầu tư cho các ngành dịch vụ du lịch, đặc biệt là vui chơi, giải trí là rất cần thiết. Tuy nhiên cần phải rất thận trọng trong việc đảm bảo tính nguyên sơ, cũng như giá trị truyền thống của các khu du lịch. Bởi vì nếu quá chú trọng đến nhu cầu của khách sẽ làm ảnh hưởng đến ngành du lịch của chúng ta. Theo PGS Trịnh Hòa Bình: “Người ta đi tiếp cận, nghiên cứu một nền văn hóa thì phải thích ứng với nền văn hóa bản địa, khu vực. Nếu đáp ứng nhu cầu tối ưu của họ về dịch vụ giải trí có thể sẽ làm ảnh hưởng đến văn hóa du lịch. Do vậy cách tốt nhất là nên tổ chức các dịch vụ vui chơi giải trí ở các khu vực phụ cận chứ không để ở khu vực chính, nếu không sẽ làm biến thể văn hóa của ta”.

Tour đơn điệu, thiếu chuyên môn

Lịch trình đơn điệu và na ná giống nhau của các tour du lịch cũng là một nguyên nhân khiến cho Hà Nội không

Chị Thu Huyền (Hà Nội):
Cần bứt phá mạnh mẽ

Chúng ta đang có tình trạng chung là sự nghèo nàn của các sản phẩm du lịch nằm ở ngay trong tư duy khai thác, phát triển hệ thống sản phẩm du lịch của ta. Vì có lẽ khả năng khai thác của ta chưa bị vắt kiệt, chưa trở thành yếu tố bắt buộc, đưa đến sự chọn lựa hoặc tồn tại hoặc chết thì điều đó là sự giải thích cho khả năng chưa khai thác hết của ta. Bên cạnh đó, bản thân nghèo nàn còn xuất phát từ nguồn lực, đồng vốn của chúng ta có thể chi trả cho những nguồn lực nội sinh, năng lực sáng tạo tại chỗ. Du lịch Hà Nội đang trong giai đoạn chuyển đổi, giai đoạn giao thời mà một sự quyết liệt để phát triển vẫn chưa được xác lập mạnh mẽ.

Cô Lê Kiều Anh, Công ty Du lịch Á Long:
“Hà Nội vẫn chỉ là nơi trung chuyển du lịch”
 
Trừ những tour phát sinh, còn lại trong các chương trình lên sẵn chủ yếu bắt đầu từ Hà Nội sang các điểm du lịch ở các tỉnh rồi lại vòng về Hà Nội. Điều này cho thấy điều kiện du lịch ở Hà Nội cũng chưa đủ để giữ chân khách lâu. Thường khách chỉ tham quan tại các điểm du lịch ở Hà Nội khoảng 1 ngày rồi đi các nơi khác. Như vậy Hà Nội đã ngẫu nhiên trở thành nơi trung chuyển du lịch chứ chưa thực sự trở thành điểm đến du lịch.
 
Với những tour chỉ tham quan các điểm du lịch tại Hà Nội chúng tôi thường tận dụng đội ngũ công tác viên làm hướng dẫn viên, phần lớn là các bạn sinh viên.

Anh Lôi Kim Sa (Khách du lịch Trung Quốc):
Mất hơn 1 triệu đồng tiền taxi mà không tìm được hồ câu cá


Một lần tôi dẫn đoàn bạn tôi mới sang Việt Nam để đi tham quan Hà Nội. Sau những ngày đi thăm thú rất mệt, chúng tôi muốn tìm một tìm một hồ câu cá để giải trí. Nghĩ là đi taxi thì tốt hơn nên gọi một chiếc taxi để đi. Tưởng anh tài xế biết đường, hóa ra anh ta chở chúng tôi đi vòng vòng suốt một buổi sáng mà vẫn không tìm được một hồ câu nào. Cuối cùng tôi phải trả cho anh lái taxi đó hơn 1 triệu đồng mà vẫn phải quay về.

Nguyễn Mạnh Dũng (Phú Thọ):
Du lịch làng nghề vẫn chưa phát triển


Hà Nội được hình thành từ làng nghề, phố nghề phát triển nhưng hiện nay làng nghề đặc trưng của Hà Nội không giữ được như xưa nữa và du lịch làng nghề, đầu tư cho thương hiệu chưa có gì là phát triển. Một trong những làng nghề thu hút khách du lịch nhất Hà Nội hiện nay là làng gốm Bát Tràng. Vì khách đến đây không chỉ được du lịch làng nghề mà người ta còn được tham gia, tìm hiểu những giá trị văn hóa địa phương. Tôi đã đến đây và thấy du lịch ở Bát Tràng mới dừng lại ở cấp độ giới thiệu chứ chưa phát triển thành địa điểm du lịch qui mô. Ngoài ra, vấn đề thương hiệu chưa được chú ý. Họ còn chú trọng lợi nhuận mà bày bán cả các sản phẩm ở nơi khác. Đây là điều đáng phải suy ngẫm cho những người nghệ nhân của Bát Tràng.

thể đón khách đến lần thứ 2.

Đã hàng chục năm nay, sản phẩm du lịch Hà Nội vẫn chỉ là đi thăm phố cổ, xem múa rối nước, viếng Lăng Bác, thăm Bảo tàng Dân tộc học. Bởi vậy, rất thiếu sức hấp dẫn. Theo ước tính, có tới 40% số khách du lịch xuống sân bay chỉ ghé qua Hà Nội rồi đến các điểm du lịch khác, không lưu trú tại Hà Nội.

Dễ dàng nhận thấy lịch trình các tour đều chủ yếu tập trung vào loại hình du lịch đại chúng theo những chương trình tham quan, ngắm cảnh chung chung.

Mặt khác, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch đi kèm tour cũng chưa phải là những người thực sự có trình độ chuyên môn. Một số công ty còn chạy theo các tour bằng cách tuyển hướng dẫn viên du lịch là sinh viên có biết chút ít ngoại ngữ, cung cấp cho họ một bản nội dung về nơi khách đến sau đó học thuộc, hoặc tự tìm hiểu để hướng dẫn cho khách. Sự dễ dãi này đã không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của du khách; cũng đồng nghĩa với việc hạ thấp “đẳng cấp” du lịch. Khiến cho du khách nhìn nhận về ngành du lịch của Hà Nội không những không chuyên nghiệp mà còn chưa thực sự gắn với văn hoá.

Theo ông Trương Minh Tiến, hiện nay có 51.000 lao động trực tiếp trong ngành trong đó số lượng qua đào tạo chưa được 50%. Vì vậy cần phải có yêu cầu nhất định về ngoại ngữ với thuyết minh viên và tăng cường thuyết minh viên là cán bộ trong ngành, được đào tạo về kiến thức chuyên ngành và hiểu biết văn hóa – xã hội.

Điều này đặt ra yêu cầu cần phải đào tạo tốt nguồn nhân lực và một hệ thống thông tin cho ngành du lịch, chuyên cung cấp những thông tin mới nhất về thị trường du lịch trong và ngoài nước, các xu hướng du lịch mới trên thế giới, chính sách phát triển du lịch của các quốc gia mới theo kịp thị hiếu của khách du lịch trong bối cảnh khách du lịch ngày càng “khó tính” hơn.

Hiện nay phần lớn các tour du lịch cho du khách trong và ngoài nước là trực tiếp dưới sự tổ chức của các công ty du lịch. Trong khi đó phần lớn các công ty du lịch ở Việt Nam là những công ty vừa và nhỏ thậm chí là "siêu nhỏ"; vì vậy việc điều tra, nghiên cứu, thu thập thông tin về thị trường của các công ty này rất hạn chế. Không chỉ thế, khả năng tự tổ chức cũng như nâng cấp chất lượng nội dung các tour du lịch còn yếu.

Một dạng dịch vụ tour du lịch nữa là các khách sạn tự tổ chức tour cho khách khi khách du lịch đến nghỉ có nhu cầu. Rất nhiều các khách sạn lớn ở Hà Nội có loại hình dịch vụ này. Đây là một cách làm kết hợp giữa dịch vụ du lịch và tổ chức tour du lịch. Có thể coi đây là một biện pháp hay khi có thể cùng một lúc đáp ứng nhiều nhu cầu của khách du lịch mà không phải qua nhiều khâu trung gian, sẽ tiện lợi rất nhiều.

Tuy nhiên, khi khách sạn tự tổ chức tour thì hướng dẫn viên và người điều khiển tour lại chính là nhân viên, lễ tân khách sạn tự làm. Từ đó lại đặt ra một vấn đề nữa về chất lượng tour do khả năng, trình độ của hướng dẫn viên không chuyên nghiệp thiếu kiến thức cơ bản dẫn đến cung cấp kiến thức sai lệch hoặc hời hợt cho du khách. “Rõ ràng cần những mạng lưới thu thập và xử lý thông tin để cả hai bên chủ-khách hiểu nhau hơn”, TS Trịnh Hòa Bình nói.

Tuy nhiên, để Hà Nội thực sự thu hút khách du lịch cũng cần có những hướng phát triển cụ thể. Ông Trương Minh Tiến – PGĐ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đánh giá: “Để Hà Nội thật sự hấp dẫn và thu hút khách du lịch, theo tôi sắp tới nên mở rộng tuyến phố đi bộ, cũng nên bố trí du lịch ẩm thực kết hợp vào các dãy phố này. Trên cơ sở đó, chỉ đạo các khách sạn lớn đưa ẩm thực cổ truyền vào thực đơn cho khách, sự lồng ghép đó tạo nên hiệu quả tốt. Hay tại các điểm tham quan, có thể đưa văn hóa dân gian vào tour cho khách. Bên cạnh đó cần tuyên truyền, chỉ đạo để các nghệ nhân đưa các logo, biểu trưng Hà Nội vào sản phẩm của mình. Ngoài ra, cần tạo các sản phẩm đặc thù, đồ lưu niệm mang tính cao cấp in các biểu tượng của Hà Nội như Khuê Văn Các, Chùa Một Cột… để làm quà lưu niệm cho du khách trong và ngoài nước khi đến với Hà Nội”.

Những việc thiết thực đó hẳn không phải là chuyện không thể làm; vậy vì sao ngành du lịch Hà Nội chưa làm để cho du lịch Hà Nội phát triển tương xứng với tiềm năng và niềm kỳ vọng của du khách trong và ngoài nước?

Tạ Nguyên - Thu Trang

Khách du lịch đến Hà Nội tăng đột biến
Khách du lịch đến Hà Nội tăng đột biến

Theo tin từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, lượng khách du lịch đến Hà Nội từ đầu năm đến nay tăng đột biến, đạt gần 4,4 triệu lượt, người tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Riêng khách quốc tế đạt 577,5 nghìn người, tăng 20%.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN