Nghiên cứu, ban hành các cơ chế hỗ trợ đặc thù cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Ngày 11/10, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia, do ông Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, thành viên Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn đến giám sát thực hiện các Chương trình tại tỉnh Hậu Giang.

Chú thích ảnh
Ông Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam phát biểu. Ảnh: Duy Khương/TTXVN

Ông Huỳnh Văn Thuận đánh giá cao sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hậu Giang trong chỉ đạo, thực hiện Chương trình để có những kết quả khả quan. Đoàn công tác đề nghị tỉnh bổ sung, áp dụng tối đa các cơ chế đặc thù để thực hiện Chương trình hiệu quả hơn; tiếp tục thực hiện đạt mục tiêu và đạt tỷ lệ giải ngân, xem xét bố trí ngân sách đáp ứng thực hiện Chương trình. Đặc biệt, tỉnh cần chú ý quan tâm 2 xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Long Mỹ, để xây dựng cơ chế riêng trong thực hiện.
 
Theo ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, trên cơ sở khung cơ chế, chính sách của Trung ương và điều kiện thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, vận dụng ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù để tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới; vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy quy mô lớn; thực hiện hiệu quả các giải pháp về công tác lập kế hoạch, phân bổ, giải ngân và huy động nguồn lực thực hiện Chương trình, thực hiện lồng ghép, thống nhất cơ chế đầu tư, hỗ trợ trên cùng địa bàn theo cơ chế của Chương trình, huy động nguồn lực của địa phương để tổ chức triển khai Chương trình, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng; tiếp tục huy động đóng góp của nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện.
 
Ông Nguyễn Văn Bền, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang cho biết, tổng kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2024 thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh đạt gần 277 tỷ đồng, gồm vốn đầu tư phát triển hơn 100 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 176 tỷ đồng.
 
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị và địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ thuộc phạm vi, lĩnh vực được phân công phụ trách theo đúng tiến độ quy định. Đến quý II năm 2024, tỉnh hoàn thành đầy đủ các nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu năm 2023, đồng thời giải ngân trên 50% kế hoạch vốn được giao năm 2024.
 
Từ đầu năm 2023 đến nay, tỉnh Hậu Giang công nhận thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Lũy kế đến tháng 10/2024, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành, đạt chuẩn nông thôn mới, 41/51 xã nông thôn mới, đạt 80,39%, 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; số tiêu chí nông thôn mới đạt bình quân toàn tỉnh là 18,2 tiêu chí/xã.
 
Đặc biệt, đến thời điểm hiện tại, tỉnh đã thực hiện đạt chỉ tiêu về xây dựng xã nông thôn mới do Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt trên 80%.

Sông Hậu (TTXVN)
Lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 878/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN