Lao động qua đào tạo tại Việt Nam có thống kê chính xác?

Theo một số chuyên gia, con số lao động qua đào tạo mới đây được cơ quan chức năng thông tin là đạt trên 58% chưa có cơ sở và chưa chính xác. Vậy con số lao động qua đào tạo chính xác đạt tỷ lệ bao nhiêu?

Chú thích ảnh
Đào tạo nghề tại trường cao đẳng, trung cấp đã có những bước chuyển trong năm 2018

Cụ thể, tỷ lệ lao động qua đào tạo được Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo trong năm 2018 ước đạt 58,6%. Trong đó, tỷ lệ qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận kết quả đạo tạo số ước thực hiện là 23 - 23,5%.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động - xã hội (đơn vị nghiên cứu về lao động của Bộ LĐTBXH) thẳng thắn cho biết: “Chỉ tiêu lao động qua đào tạo là chưa chính xác vì không ai theo dõi cả”.

Về con số lao động qua đào tạo, trao đổi với báo chí, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề của xã hội của Quốc hội cho biết: Việt Nam là đất nước nông nghiệp và đang chuyển dịch cơ cấu sang công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Cho nên, tính số lao động qua đào tạo là để đánh giá về chuyển dịch cơ cấu lao động. Lao động của Việt Nam có hai dạng, một là đào tạo kèm cặp theo Quyết định 1956 của Chính phủ để nâng dần chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển. Đây chủ yếu là đào tạo ngắn hạn dưới 3 tháng. Dạng thứ hai là đào tạo từ 3 tháng trở lên và được cấp chứng chỉ.

"Tuy nhiên, chỉ tiêu lao động qua đào tạo dưới 3 tháng vẫn có những giá trị nhất định bởi đó chính là căn cứ để đánh giá lực lượng lao động đào tạo ngắn hạn, được hướng dẫn đáp ứng yêu cầu sản xuất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, ông Lợi cho biết.

"Trong khi đó, quốc tế không dùng chỉ tiêu lao động qua đào tạo mà họ áp dụng chỉ tiêu lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên, được cấp chứng chỉ nghề nghiệp. Đó là nguồn lao động có chất lượng cao hơn. Việt Nam đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nên phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hơn nữa. Việt Nam đang hội nhập quốc tế nên dùng một chỉ tiêu lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên được cấp chứng chỉ và phải qua trường lớp", ông Lợi thông tin.

"Tôi khẳng định  tỷ lệ lao động qua đào tạo của chúng ta trong những năm vừa qua và đến năm 2017 đạt 57%, có vị trí rất quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế… Chúng tôi đang bàn với Bộ LĐTBXH và Bộ Kế hoạch & Đầu tư để lựa chọn 1 phương án chỉ tiêu. Có lẽ, đến nhiệm kỳ 2022 trở đi bắt đầu xem xét dùng chỉ tiêu vừa đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam nhưng vừa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế", ông Bùi Sỹ Lọi chia sẻ.

 

XC/Báo Tin tức
Vận động hướng dẫn viên tự do tham gia BHXH tự nguyện
Vận động hướng dẫn viên tự do tham gia BHXH tự nguyện

Ông Bùi Văn Dũng, Phó Chủ tịch Hội Hướng dẫn viên Việt Nam cho biết: Sau khi thành lập Hội và các chi hội tại các địa phương, nhiều hướng dẫn viên (HDV) tự do kiến nghị muốn tham gia BHXH, BHYT để đảm bảo quyền lợi về mặt an sinh xã hội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN