Không hợp tác phòng chống dịch sốt xuất huyết, mức phạt bao nhiêu?

Bạn đọc hỏi: Thời gian gần đây, có nhiều trường hợp bị xử phạt do không hợp tác phòng dịch sốt xuất huyết như phun thuốc, diệt bọ gậy ở nước đọng… Vậy nếu không cho nhân viên y tế phun thuốc diệt muỗi phòng dịch sốt xuất huyết sẽ bị xử phạt ra sao, cấp nào có quyền ra quyết định xử phạt?

Nhân viên y tế Hà Nội phun thuốc diệt muỗi phòng dịch sốt xuất huyết. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN

Về vấn đề này, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, việc xử phạt các trường hợp không hợp tác phòng chống dịch căn cứ theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.


Theo đó, tại điều 11, mục 1, chương 2 quy định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt hành chính về y tế dự phòng dịch: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi  không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế; không thông báo Ủy ban nhân dân và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.


Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch; không thực hiện hoặc từ chối thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch.


Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch.


Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành viKhông thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;


Còn điều 16 quy định vi phạm quy định khác về môi trường y tế, trong đó phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi thải, bỏ các chất, vật dụng có khả năng làm lây lan bệnh truyền nhiễm gây dịch.


Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi không có khu rửa tay, nhà tiêu hợp vệ sinh trong cơ quan, cơ sở y tế, trường học và cơ sở công cộng khác.


Chương 3 của Nghị định này quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, tại điều 89 quy định Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt tiền đến 5 triệu đồng,; Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền phạt tiền đến 25 triệu đồng; chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền phạt đến 50 triệu đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng.


Căn cứ theo các quy định trên, dịch sốt xuất huyết đang lan rộng tại một số địa phương, nếu địa phương nào có ổ dịch sốt xuất huyết bắt buộc phải phun thuốc, diệt bọ gậy mà các hộ dân, cơ sở sản xuất không hợp tác sẽ bị chính quyền địa phương căn cứ trên mức độ vi phạm để ra quyết định xử phạt.


Trên thực tế, tại TP Hồ Chí Minh đã có hơn 100 trường hợp và, Hà Nội có 2 trường hợp bị chính quyền địa phương xử phạt căn cứ theo Nghị định 176.


XC/Báo Tin Tức
Ra quân diệt bọ gậy tại các điểm nóng sốt xuất huyết của Thủ đô
Ra quân diệt bọ gậy tại các điểm nóng sốt xuất huyết của Thủ đô

Sáng 26/7/2017, Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng đã tổ chức ra quân chiến dịch “Hướng dẫn cộng đồng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt bọ gậy chủ động phòng chống sốt xuất huyết” tại các điểm nóng về sốt xuất huyết của phường Bạch Mai và phường Cầu Dền.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN