Hiệu quả lớn nhờ san phẳng mặt ruộng bằng tia laser

Chứng kiến mô hình cơ giới hóa liên hoàn của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang thực hiện tại hộ gia đình ông Trần Văn Hùng, ngụ ấp Tà Lóc, xã Sơn Kiên, huyện Hòn Đất trên diện tích 1,3 ha bằng tia laser để chuẩn bị gieo sạ vụ lúa hè thu mới thấy hiệu quả rất thiết thực từ thiết bị san phẳng mặt ruộng theo mô hình mới. Thiết bị này do Dự án cạnh tranh nông nghiệp do Ngân hàng Á Châu ACB tài trợ, được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư hỗ trợ kỹ thuật.


Để đáp ứng tốt hơn cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất lúa của nông dân trên địa bàn tỉnh, cùng với mở các lớp tập huấn cung cấp kiến thức và kỹ năng để bà con nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm lúa gạo, Dự án cạnh tranh nông nghiệp đã đầu tư máy gặt đập liên hợp, lò sấy lúa, nhà kho và cuối tháng 4/2014, dự án này đã hỗ trợ 3 bộ thiết bị san phẳng mặt ruộng bằng tia laser, mỗi bộ trị giá 250 triệu đồng. Các thiết bị này được bàn giao cho Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang quản lý để chuyển giao kỹ thuật và ứng dụng rộng rãi cho nông dân.


Kỹ sư Phù Khí Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang, cho biết: bộ thiết bị này có dàn phát sóng ngang song song với mặt ruộng cần trang; trên máy kéo có bộ phận nhận sóng có hộp điều khiển, người lái máy không cần phải điều chỉnh lên xuống, mà chỉ cần gài độ chuẩn mặt ruộng, khi lái trang từ trên cao sẽ tự cào xuống chỗ thấp và cho mặt ruộng bằng phẳng, sau khi sạ sẽ cho năng suất, chất lượng lúa cao.


Theo các nhà chuyên môn cũng như kinh nghiệm của bà con ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, sử dụng bộ thiết bị laser để san phẳng mặt ruộng không chỉ giúp nhà nông thuận lợi trong canh tác, quản lý cỏ dại, giảm chi phí bơm nước, lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, mà năng suất lúa cũng tăng lên nhiều so với trước đây.


Theo kỹ sư Phù Khí Nguyên, hiện nay trong sản xuất đã áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật mới, nhưng hầu như tất cả các biện pháp kỹ thuật hay công nghệ trong sản xuất đòi hỏi biện pháp nhu cầu mặt bằng đồng ruộng. Chẳng hạn như trong canh tác xử lý cỏ dại, thì mặt bằng đồng ruộng không bằng, việc xử lý cỏ cũng không đồng đều. Đất không bằng, sạ lúa sẽ hao giống, bón phân không được đồng đều, lúa chín không đồng đều dẫn đến chất lượng lúa không đạt và thu hoạch bằng máy cũng khó khăn. Từ đó, nhu cầu trang phẳng mặt ruộng trước khi gieo sạ là rất cần thiết cho bà con nông dân.


Theo tính toán của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Kiên Giang, nếu thực hiện cơ giới hóa đồng bộ, như trang mặt ruộng bằng phẳng, sạ hàng bằng máy… thì giảm chi phí từ 2 - 3 triệu đồng/ha; năng suất tăng 15%, chất lượng sản phẩm cũng tăng lên. Bên cạnh đó, còn giảm 50% cho việc bơm nước vào ruộng trước khi gieo sạ.

 

Sau khi san phẳng mặt ruộng bằng tia laser ở mô hình cơ giới hóa liên hoàn của ông Trần Văn Hùng (san mặt ruộng bằng tia laser, sạ lúa hàng bằng máy lần đầu tiên được áp dụng trên địa bàn Kiên Giang), Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Kiên Giang tiếp tục sử dụng giống lúa chất lượng cao để đáp ứng cho nhu cầu thị trường, áp dụng chương trình “1 phải, 5 giảm” và thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Mô hình cơ giới hóa liên hoàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nông dân ứng dụng đồng bộ các phương tiện cơ giới vào sản xuất lúa nhằm giảm tối đa thất thoát sau thu hoạch; nâng cao chất lượng lúa và đem lợi nhuận cao nhất cho nhà nông.

 

Lê Sen

San phẳng đồng ruộng bằng tia laser
San phẳng đồng ruộng bằng tia laser

Trong vụ hè thu sớm năm 2014, tỉnh Tiền Giang hỗ trợ 3 Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp của các xã Bình Nhì, Vĩnh Hựu (huyện Gò Công Tây) và Bình Phục Nhứt (huyện Chợ Gạo) trang bị 3 máy san phẳng đồng ruộng bằng tia laser với tổng kinh phí đầu tư khoảng 1,5 tỉ đồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN