Hà Nội sẽ "soi" các lễ hội lớn

Để thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017, thành phố Hà Nội đã thành lập đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn việc tổ chức các lễ hội, đặc biệt lưu ý đến những lễ hội lớn như: Gò Đống Đa, chùa Hương, đền Sóc, đền Hai Bà Trưng, đền Cổ Loa, đền Và, phủ Tây Hồ...

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội cũng có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017; giao các quận, huyện, thị xã kiểm soát chặt chẽ tổ chức phần lễ và phần hội; xử lý nghiêm tình trạng tăng giá, ép giá, đeo bám khách du lịch, ăn xin, trộm cắp; giữ gìn và bảo vệ các di tích; chấm dứt dịch vụ đổi tiền lẻ, nạn bói toán, cờ bạc dưới mọi hình thức.

 Thành phố cũng yêu cầu xử lý triệt để các vi phạm về kinh doanh ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan, gây phản cảm, đảm bảo vệ sinh môi trường, có chế tài xử phạt các hành vi xả rác thải tại các lễ hội…

Lễ hội Gò Đống Đa. Ảnh: Nguyễn Văn Cảnh/TTXVN

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, do ngành vừa hoàn thành kiểm kê tất cả các di sản vật thể, phi vật thể trên địa bàn thành phố nên sẽ kiểm soát được toàn bộ các hoạt động lễ hội có gắn với di tích diễn ra dịp Tết Nguyên đán. Ngay từ đầu tháng 12/2016, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có kế hoạch triển khai trong lĩnh vực này, đặc biệt lưu ý đến những lễ hội có quy mô lớn, thời gian tổ chức dài, hay các lễ hội có những bất cập xảy ra trước đó. Bên cạnh đó, thành phố coi trọng công tác tuyên truyền để người dân, khách thập phương tham gia lễ hội thực hiện văn minh nơi thờ tự.

Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, cho biết công tác kiểm tra được thực hiện trước, trong và sau lễ hội, kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm quy định về tổ chức lễ hội. Thành phố cũng giao các sở, ngành liên quan chịu trách nhiệm về lĩnh vực mình quản lý tại lễ hội.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)
Loại bỏ tập tục phản cảm liên quan đến động vật tại lễ hội
Loại bỏ tập tục phản cảm liên quan đến động vật tại lễ hội

Mùa lễ hội 2017 đã cận kề, một lần nữa vấn đề xây dựng văn hóa lễ hội lại được đặt ra. Làm thế nào để xóa bỏ những hủ tục, những vấn đề phản cảm trong lễ hội; để lễ hội thực sự trở thành một hoạt động văn hóa truyền thống tốt đẹp, đồng thời là một “điểm đến” cho du khách mỗi khi Tết đến, Xuân về?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN