Gặp nữ biệt động dũng cảm

Đã 40 năm trôi qua, kể từ khi đất nước hòa bình, chiến tranh chỉ còn là ký ức nhưng với bà, những gì đã trải qua, đã cống hiến thì đó mãi là niềm tự hào của cả cuộc đời mình. Người phụ nữ anh dũng đó từng lấy tấm thân mỏng manh của mình chịu biết bao trận đòn tra tấn dã man của quân địch để giữ bí mật cho cách mạng nước nhà.


Bà Thừa (phải) vinh dự được gặp Anh hùng Núp.


Bà chính là Hồ Thị Thừa - người con gái biệt động thành năm xưa, là một trong 11 cô gái Sông Hương góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Mậu thân năm 1968.


Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng tại xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa - Thiên Huế. Thủa nhỏ, người con gái Huế đã phải chứng kiến biết bao tội ác của kẻ thù, từng chứng kiến cả bố và mẹ bị bắn chết dưới nòng súng của kẻ thù nên lòng căm thù của cô gái Hồ Thị Thừa càng trở nên sâu sắc.


Ngay từ khi mới 15 tuổi, Hồ Thị Thừa đã tham gia cách mạng, hoạt động tại biệt động thành Huế để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia cách mạng và theo dõi sát sao mọi diễn biến, tình hình diễn ra trong lòng địch để báo tin cho anh em, đồng đội hoạt động chiến đấu.


Ngày thì tham gia tăng gia sản xuất, đêm hoạt động cách mạng, mọi bí mật đều được giữ kín và thông tin một cách nhanh chóng dù địch vẫn thường xuyên kiểm tra ráo riết.


Và cuối cùng Hồ Thị Thừa cũng nằm trong danh sách những người bị tình nghi của kẻ thù. Trong một lần đưa tài liệu cách mạng cho đồng đội vào tháng 2/1967, khi đi đến cầu Vân Dương, xã Bích Thủy, huyện Hương Thủy, bà đã bị 30 tên địch đón đầu và tra hỏi.


Không một chút hoảng sợ mà đổi bà vẫn bình tĩnh và nhanh chóng nghĩ cách đối phó. Bà nhớ lại: “ Lúc đó cô sợ lắm nhưng nghĩ lại nếu tài liệu này rơi vào tay địch coi như sự nghiệp cách mạng tiêu tan. Mình thà hi sinh một mình để cứu anh em, đồng chí. Thế là tôi liền nhảy xuống sông để tiêu hủy số tài liệu mật trên. Cùng lúc đó, 3 tên địch nhảy xuống sông kéo tôi lên và đưa về nhà lao Thừa Phủ”.


Sau khi bị bắt, quãng thời gian gần 1 sau đó bà phải sống trong sự tra tấn dã man của kẻ thù nhưng địch vẫn không thể khai thác được một thông tin gì về cách mạng.


"Hồi đó chúng tra tấn ghê lắm, lúc chúng bắt rắn thả vào quần, lúc chúng dùng roi điện quất bầm nát cả thân, lúc lấy nước mắm dã ớt tươi đổ vào mắt và mũi, lúc lấy đinh đóng xuyên cả chân mình". Người mình 10 phần đã chết 9 phần…


Nhưng với khẩu hiệu trước sau như một “không biết, không nghe, không thấy” cộng với một tinh thần thép, quả quyết một lòng trung thành với cách mạng đã cho tôi nghị lực phi thường vượt qua những cơn đau thể xác, quyết không khai để bảo vệ cách mạng.


Cuối cùng, địch phải trả tự do cho bà vào cuối năm 1967”. Bà hồi tưởng lại.


Những năm tháng chiến tranh trở thành những kí ức không bao giờ phai mờ đối với bà Thừa.


Sau khi được trả tự do, Bà đã phải mất hơn 2 tháng mới phục hồi được sức khỏe. Đầu năm 1968, bà trở lại hoạt động cách mạng và được bổ sung vào 11 cô gái Huế, sau được gọi là tiểu đội Võ Thị Sáu.


Trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, tiểu đội Võ Thị Sáu được giao nhiệm vụ phục kích địch tại cầu Vân Dương. Lúc đó 11 cô gái Huế chia làm hai hướng, cùng nhau đào hào phục kích địch ở hai bên đường.


Và sau 21 ngày đêm dũng cảm chiến đấu, các cô đã tiêu diệt 120 tên Mỹ - Ngụy và phá hủy 5 xe tăng bọc thép. Sau chiến thắng này, địch liên tục càn quét và truy tìm du kích, các lực lượng vũ trang đều rút vào rừng. Tiểu đội Võ Thị Sáu lúc đó được kết nạp thêm nhiều thành viên mới và đổi thành trung đội Võ Thị Sáu, do Bà làm trung đội phó.


Sau chiến dịch này, Bà được cùng đồng đội ra Hà Nội và được gặp, chụp ảnh lưu niệm cùng bác Hồ. Và hơn 10 năm sau Bà đã được nhà nước cho đi chữa trị tiếp vết thương và học văn hóa tại Hà Nội.


Năm 1985 cả gia đình cùng nhau về Gia Lai lập nghiệp. Từ đó đến nay, bà đảm nhận nhiều chức vụ như Tổ trưởng tổ phụ nữ, Phó Bí thư chi bộ 7, phường Hoa Lư, Chi hội trưởng hội cựu chiến binh…và ở cương vị nào bà cũng làm tốt nhiệm vụ được giao. Là người được nhiều người kính trọng và có uy tin nhất phường.



Tin, ảnh: Quang Thái
Nghị lực người lính trinh sát năm xưa
Nghị lực người lính trinh sát năm xưa

Bước vào sân, chúng tôi bị ấn tượng mạnh trước hình ảnh mấy đứa trẻ nhỏ đang cùng một cô gái có khuôn mặt méo mó, ánh mắt ngờ nghệch đang hát hò, chơi đùa vô tư trong căn nhà cấp 4 bình dị cũ kỹ nằm nép mình bên những gốc nhãn nặc nè quả non.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN