Có phải đóng thêm tiền khi mua thẻ BHYT hộ gia đình từ 1/7/2018?

Bạn đọc hỏi: Tôi sống ở vùng nông thôn và có tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình. Gần đây có thông tin tiền đóng BHYT hộ gia đình tăng, vậy mức tăng là bao nhiêu?

Theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1/7/2018, mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng, thay cho mức cũ là 1.300.000 đồng/tháng.


Cùng với "nền" tiền lương cơ sở được nâng từ 1.300.000 đồng lên 1.390.00 đồng từ ngày 1/7, chi phí mua bảo hiểm y tế (BHYT) theo diện hộ gia đình cũng tăng thêm từ 19.000 đồng tới 48.000 đồng/thẻ, tuỳ theo đối tượng tham gia.


Dự kiến, sau ngày 1/7/2018, tỉ lệ đóng góp phí tham gia BHYT hộ gia đình được tính như sau:

Mức lương cơ sở này dùng để làm căn cứ cho việc tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 72/2018/NĐ-CP; tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật; tính các khoản trích, các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.


Theo Điểm G Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 105/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHYT đã nêu rõ cách tính chi phí tham gia BHYT, theo đó: Người tham gia BHYT hộ gia đình sẽ đóng phí BHYT theo tháng ở mức 4,5 % lương cơ sở. Từ người thứ 2, thứ 3 và thứ 4, mức phí sẽ lần lượt bằng 70%, 60 % và 50 % mức tham gia của người thứ nhất. Từ người thứ 5 trở đi, mức tham gia chỉ còn 40 % mức tham gia của người thứ 1.

XC/Báo Tin tức
Sẽ trình phương án nghỉ lễ Tết năm 2019 trong tháng 6
Sẽ trình phương án nghỉ lễ Tết năm 2019 trong tháng 6

Theo Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH), sau khi các bộ, ngành có ý kiến về lịch nghỉ Tết năm 2019, trong tháng 6 này Cục sẽ tham mưu với Bộ trình Chính phủ xem xét và quyết định lịch nghỉ Tết 2019. Với thời gian hoán đổi ngày nghỉ, tổng thời gian nghỉ dịp Tết Nguyên đán 2019 sẽ là 9 ngày.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN