Có giấy báo tử, được lưu danh... nhưng không được thừa nhận liệt sỹ

Ông Nguyễn Tâm (xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) tham gia hoạt động cách mạng, hi sinh trong lúc tham gia mặt trận chiến đấu chiến dịch Tây Bắc (năm 1952) nhưng đến nay vẫn chưa được công nhận là liệt sỹ.

Ông Tâm tử trận trong khi làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu chống giặc ngoại xâm thì phải được công nhận Liệt sỹ là lẽ đương nhiên và chính đáng. Đã hơn 65 năm trôi qua ông vẫn chưa được công nhận liệt sỹ là một điều hết sức thiệt thòi...

Mặc dù trong bia tương niệm liệt sỹ, sách lịch sử Đảng bộ xã Sơn Lộc ghi danh liệt sỹ chống Pháp nhưng ông Nguyễn Tâm vẫn chưa được nhà nước công nhận là liệt sỹ, hưởng chính sách liệt sỹ.

Nhiều năm qua, gia đình, người thân ông Tâm đau đáu đi tìm phần mộ và đến “gõ cửa” các cơ quan chức năng để tìm hỏi làm chế độ liệt sỹ cho ông Tâm nhưng đều được các cơ quan chức năng khảng định không đủ thẩm quyền giải quyết…


Theo đơn của ông Nguyễn Đình Chính (79 tuổi), quê xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh: Chú của ông (em ruột của bố ông Chính) tên là Nguyễn Tâm (SN:1927, tại xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đã có vợ (nay đã mất) và một con gái sinh năm 1950. Ông Tâm đi bộ đội và hi sinh tại mặt trận Tây Bắc năm 1952. Đến ngày 27/2/1953 gia đình nhận được Giấy báo tử do Trung đoàn 44, Bộ tự lệnh Quân khu 4 gửi về (hiện còn giấy báo tử). Trong giấy Báo tử ghi: “Nguyễn Tâm đã tử trận hồi 04 giờ, ngày 26/11/1952 trong trường hợp công tác phục vụ mặt trận Tây Bắc, an táng tại địa phận Đèo Cỏn, tỉnh Phú Thọ, giáp tỉnh Sơn La, Việt Bắc”


Ông Nguyễn Đình Chính trình bày, khi ông Nguyễn Tâm đi bộ đội hai xã Sơn Lộc và Mỹ Lộc còn gọi chung một tên là xã Mỹ Lộc nên trong giấy báo tử gửi về quê ghi quê quán là xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông Tâm hy sinh ít năm sau thì vợ lấy chồng khác, đứa con gái ở với bác ruột. Theo phong tục tập quán địa phương thì ông Nguyễn Đình Chính được giao quyền thừa kế thờ phụng chú Nguyễn Tâm thay bố từ năm 1958 đến nay và lưu truyền về sau.


Trước đây ông Nguyễn Tâm đã được cấp bằng Tổ Quốc ghi công, nhưng những năm đánh Mỹ những giấy tờ này bị thất lạc hết còn mỗi giấy báo tử vẫn giữ nguyên đến nay. Ông Nguyễn Tâm đã được khắc tên vào bia đá ở nghĩa trang liệt sỹ xã Sơn Lộc (trong bảng vàng Tổ Quốc ghi công) và cũng được lưu danh là liệt sỹ chống Pháp trong cuốn lịch sử Đảng bộ xã Sơn Lộc qua các thời kỳ. Tuy nhiên, đến nay ông Nguyễn Tâm vẫn chưa được Nhà nước công nhận là liệt sỹ. Hồ sơ ở phòng lao động thương binh xã hội huyện Can Lộc, ông Nguyễn Tâm chỉ được ghi danh sách là tử sĩ. Đã nhiều lần và qua nhiều thế hệ cán bộ Phòng công tác Thương binh xã hội đều trả lời với gia đình là không đủ thẩm quyền giải quyết, sẽ đề nghị lên các cấp trên trả lời, nhưng tất cả các lần làm đơn đến nay đều bặt vô âm tín…

Tại giấy báo tử ghi ông Nguyễn Tâm tử trậm trong lúc phục vụ mặt trận chiến đấu. Theo điều 3 thông tư liên tịch số 28/2013 thì ông Tâm phải được công nhận là liệt sỹ.

Xét về căn cứ để công nhận liệt sỹ cho ông Nguyễn Tâm là hoàn toàn có cơ sở và xác thực bởi tại tại giấy báo tử do Trung đoàn 44 - Bộ tư lệnh liên khu 4 báo tử ông Nguyễn Tâm đã tử trận hồi 04 giờ ngày 26-11-1952 trong trường hợp công tác phục vụ mặt trận Tây Bắc. Gia đình còn có giấy báo tử gốc và đã nhiều lần làm đơn cũng như đến các cơ quan chức năng, phòng ban để tìm hỏi xác nhận làm chế độ liệt sỹ cho ông Nguyễn Tâm nhưng đều được các cơ quan ban ngành trả lời là không đủ thầm quyền giải quyết.


“Chú tôi chết trong khi làm nhiệm vụ, phục vụ chiến đấu chống giặc ngoại xâm thì phải được công nhận liệt sỹ là lẽ chính đáng. Chú tôi hy sinh đã hơn 65 năm rồi mà vẫn chưa được công nhận là liệt sỹ là một điều hết sức thiệt thòi... Tôi trình bày đi “kêu oan” cho chú tôi không phải để kêu ca mà mong các cơ quan có thẩm quyền minh xét trả lại danh dự cho chú tôi”, ông Chính chia sẻ.

Tuy nhiên trong hồ sơ lưu tại Phòng LĐTB&XH huyện Can Lộc thì ông Nguyễn Tâm chỉ được công nhận là tử sỹ. Hàng chục năm nay gia đình, người thân ông Tâm đã đến các cơ quan chức năng tìm hỏi nhưng các cấp đều trả lời không đủ thẩm quyền giải quyết.

Cũng là một người người đau đáu bao nhiêu năm nay đi tìm phần mộ của ông ngoại mình cũng như đến các cơ quan ban ngành tìm hồ sơ để làm chế độ liệt sỹ cho ông ngoại nhưng đến nay vẫn chưa có tin tức gì. Anh Thân Văn Tuân (cháu ngoại ông Tâm) không khỏi buồn lo, chia sẻ: “Ông tôi hi sinh đã hơn nữa thế kỷ rồi nay vẫn chưa tìm được phần mộ. Ông tôi không còn một kỷ vật nào ngoài giấy báo tử nay vẫn còn lưu giữ được. Để đi tìm chế độ liệt sỹ cho ông ngoại, tôi đã nhiều lần đến các cơ quan từ Phòng, Sở LĐTB&XH tỉnh thì đều trả lời đơn vị không đủ thẩm quyền giải quyết và hướng dẫn đến Huyện đội, Tỉnh đội để xác minh hồ sơ. Khi sang huyện, tỉnh đội lại được hướng dẫn ra Ban chỉ huy Quân sự Quân khu 4 để tìm hồ sơ xác minh… tôi đã đi hết nhưng nay vẫn chưa tìm được thông tin nào về hồ sơ lưu giữ của ông tôi…” – anh Tuân ngậm ngùi.


Với những điều kiện và lý do trên, gia đình đang rất mong các cơ quan có thẩm quyền cần có trách nhiệm giải quyết thỏa đáng để người đã hy sinh vì lý tưởng Cách mạng – Giải phóng độc lập Dân tộc được yên lòng, con cháu khỏi xót xa và đảm bảo công bằng xã hội, đúng với chủ trương chính sách Đảng – Nhà nước.


Bài và ảnh: Châu Anh
Yêu cầu khẩn trương hoàn thiện hồ sơ công nhận liệt sỹ Nguyễn Văn Hồng
Yêu cầu khẩn trương hoàn thiện hồ sơ công nhận liệt sỹ Nguyễn Văn Hồng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có Công văn số 3568 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu khẩn trương hoàn thiện hồ sơ xác nhận đối với liệt sỹ Nguyễn Văn Hồng, quê ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, hy sinh hơn 60 năm nhưng chưa được công nhận liệt sỹ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN