Chốt sổ BHXH như thế nào khi công ty cũ ngừng hoạt động?

Công ty cũ đã ngừng hoạt động và báo không còn lưu giấy tờ. Vậy tôi phải làm gì để được chốt sổ cho cá nhân? Tôi có thể xin khai trừ tất cả thời gian đã đóng ở công ty cũ hoặc đóng bù tự nguyện để được chốt sổ không?

Bạn đọc hỏi: Tôi có làm việc tại một doanh nghiệp từ đầu năm 2015 đến tháng 3/206 thì nghỉ việc do công ty khó khăn. Cuối năm 2016, tôi làm việc tại một công ty khác và tiếp tục khai báo số sổ bảo hiểm xã hội cũ. Tuy nhiên, công ty trước đây tôi làm việc không thực hiện báo giảm BHXH cũng như không hoàn tất nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội (BHXH) dẫn đến hiện tại tôi không được cầm sổ và chốt sổ trên phòng BHXH thành phố. Đến nay, công ty cũ đã ngừng hoạt động và báo không còn lưu giấy tờ, sổ BHXH. Vậy tôi phải làm gì để được chốt sổ cho cá nhân? Tôi có thể xin khai trừ tất cả thời gian đã đóng ở công ty cũ hoặc đóng bù tự nguyện để được chốt sổ không?


Về vấn đề này, theo BHXH Việt Nam, tại Điểm 3.2, Khoản 3, Điều 46 Quy trình thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN); quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định như sau: “Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động. Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH”.


Vì vậy, đề nghị bạn liên hệ và yêu cầu công ty cũ và đề nghị cơ quan BHXH xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN tại đơn vị đến thời điểm đơn vị đóng đủ BHXH, BHTN và trả sổ BHXH cho bạn.


XC/Báo Tin Tức
Người lao động Việt Nam sang Thái Lan làm việc phải đóng những khoản phí gì?
Người lao động Việt Nam sang Thái Lan làm việc phải đóng những khoản phí gì?

Người lao động Việt Nam đi làm việc tại Thái Lan sẽ không phải trả tiền môi giới. Khoản tiền này, chủ sử dụng lao động Thái Lan sẽ trả cho công ty môi giới Thái Lan.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN