Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Để triển khai có hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức các hội nghị quán triệt, phổ biến Luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp ở cấp tỉnh, huyện, xã.

Ngày 1/7/2016, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành. Để triển khai có hiệu quả Luật mới, nhằm sớm đưa luật vào cuộc sống, Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức các hội nghị quán triệt, phổ biến Luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp ở cấp tỉnh, huyện, xã.

Ông Nguyễn Đình Định, Trưởng phòng Xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh cho biết: Nhằm sớm đưa luật mới vào thực thi, từ quý III năm 2016 và trong năm 2017, thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở Tư pháp phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật- Bộ Tư pháp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu về công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp cho đại diện các Ban của HĐND tỉnh, Văn phòng HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Văn phòng và Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố; đội ngũ công chức làm công tác pháp chế tại các Sở, ngành trực thuộc UBND tỉnh. Nhờ vậy, chất lượng tham mưu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương theo quy định mới của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 được nâng cao.

Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Ngày Pháp luật và các văn bản pháp luật mới ban hành được tổ chức hồi tháng 10/2016.

Tính từ ngày 1/7/2016 đến ngày 31/10/2017, HĐND và UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành 85 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 55 quyết định và 30 nghị quyết. Thực tế, Luật và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nhiều quy định mới, yêu cầu rất cao về chuyên môn, mang tính chuyên nghiệp về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Định, các yêu cầu đánh giá tác động của chính sách trong Nghị định 34 mang tính nguyên tắc, quy định chung chung, nhiều tiêu chí định tính, chưa có hướng dẫn cụ thể phương pháp, công cụ đánh giá… nên rất khó thực hiện. Trong khi đội ngũ người làm công tác xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương chủ yếu làm công tác chuyên môn thuần túy, chưa có nghiệp vụ,  kinh nghiệm và kỹ năng trong công tác này.


Nhằm tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương, ông Định cho rằng, cần  sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 theo hướng đơn giản và thực chất hơn, phù hợp với nguyên tắc phân cấp, phân quyền theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và năng lực thực tế của người làm công tác công tác xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật ở các địa phương hiện nay. Đồng thời, thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; kỹ năng xây dựng chính sách, phân tích chính sách; đánh giá tác động của chính sách; nghiệp vụ thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ, công chức ở các địa phương.

P.V
Công bố quy định thể thức văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội
Công bố quy định thể thức văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa Công bố Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14 ngày 14/3/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN