Vỉa hè Hà Nội: Lật đá 'vĩnh cửu' cũ thay bằng đá 'vĩnh cửu ' mới

Đá tự nhiên có tuổi thọ 50 đến 70 năm, nhưng sau khi đưa vào lát vỉa hè trên một số tuyến phố của Hà Nội, chỉ hơn 1 năm đã bong tróc, gãy vỡ. Nhiều tuyến phố đang được đào xới để lát lại đá "vĩnh cửu" mới, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Câu chuyện vỉa hè Hà Nội "nóng" trở lại khi nhiều tuyến phố đang được cải tạo, lát lại bằng đá mới. Tại những nơi vỉa hè vừa mới lát đá cách đây vài năm đã xuống cấp, người dân băn khoăn liệu loại vật liệu này có thực sự bền vững với thời gian, tuổi thọ vài chục năm cũng như đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của các đơn vị liên quan.

Video và chùm ảnh phóng viên ghi nhận tại Hà Nội:

Chú thích ảnh
Vỉa hè trên tuyến phố Láng Hạ (quận Đống Đa, Hà Nội) đang được lát lại. Tuyến phố này cũng như vỉa hè của hơn 900 tuyến phố tại 12 quận nội thành cách đây vài năm đã đồng loạt được lát đá mới - loại nguyên liệu được quảng cáo có độ bền 70 năm, nhưng chỉ 1-2 năm sử dụng đã bung vỡ, xuống cấp nghiêm trọng.
Chú thích ảnh
Chuyên gia cho rằng, lát tất cả vỉa hè bằng vật liệu đá là không phù hợp.
Chú thích ảnh
"Đại công trường" lát vỉa hè xuất hiện trên phố Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội), người dân nơi đây đang phải chịu cảnh ô nhiễm từ vật liệu xây dựng.
Chú thích ảnh
Hiện trạng đá lát vỉa hè tại đường Nguyễn Trãi được lát loại đá có độ bền lên đến 70 năm, nhưng hư hỏng sau gần 2 năm đưa vào sử dụng.
Chú thích ảnh
KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, vỉa hè ở các đô thị lớn như ở Hà Nội là nơi tập trung rất nhiều đường ống hạ tầng kỹ thuật, trong đó có cả dây thông tin, cấp điện, cấp nước, thoát nước. Khu vực khi thi công không chú trọng đến điều kiện đặc thù này cho nên không có giải pháp thích ứng với từng đoạn hè phố cụ thể. Ví dụ như có những rễ cây lớn, vẫn cứ để nguyên và tạo ra một lớp bê tông nên gây ra vỡ, lún.
Chú thích ảnh
Các chuyên gia đô thị cũng chỉ rõ, đá lát vỉa hè chỉ được tính toán cho người đi bộ chứ không phải cho phương tiện giao thông.
Chú thích ảnh
Một trong những nguyên nhân khiến vỉa hè bị xuống cấp là vì các phương tiện giao thông thường xuyên di chuyển lên trên hoặc vỉa hè được quy hoạch, tận dụng thành các điểm trông giữ xe. Công tác quản lý sử dụng, bảo trì hè đường sau đầu tư cũng chưa thực sự tốt dẫn đến việc xuống cấp, hư hỏng nhanh chóng.
Chú thích ảnh
Đá tự nhiên chỉ ổn định trên nền móng ổn định như rải cát phía dưới. Nếu thi công nền không đảm bảo sẽ khiến viên đá lát bị xô lệch, dẫn đến bong tróc và vỡ.
Chú thích ảnh
Những viên đá "70 năm" mới nằm giữa những viên đá "70 năm" cũ sau 2 năm đã hư hỏng.
Chú thích ảnh
Hà Nội đang có khoảng 255 tuyến phố, hè được lát đá tự nhiên, chủ yếu tập trung ở một số quận như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân. 
Chú thích ảnh
Dịp cuối năm, người dân Thủ đô lại phải chịu cảnh khói bụi từ việc đào xới vỉa hè để lát lại đá mới.
Chú thích ảnh
Cận cảnh những viên đá tự nhiên đang chờ được lát vỉa hè.
Chú thích ảnh
Trước đó vào năm 2017, lãnh đạo TP Hà Nội đã từng yêu cầu thanh tra và xử lý các đơn vị liên quan “kiểm tra, làm rõ, xử lý nghiêm và công khai” các tổ chức, cá nhân có liên quan đến những tồn tại trong các dự án lát đá vỉa hè kém chất lượng.
Chú thích ảnh
Khi vỉa hè phải gánh thêm những chức năng vốn dĩ không thuộc tên gọi của nó, việc xuống cấp tất yếu sẽ xảy ra.

 

Trung Nguyên/Báo Tin tức
‘Mùa lát đá vỉa hè’
‘Mùa lát đá vỉa hè’

Có người hóm hỉnh gọi dịp trước Tết Nguyên đán là “mùa lát đá vỉa hè” của Hà Nội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN