Ra mắt vở kịch kinh điển “Quẫn” và khát vọng nâng bước sinh viên

Ngày 14/2, tại Hà Nội, lãnh đạo Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát sân khấu thể nghiệm của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đã chính thức ký kết dự án hợp tác trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật.

“Quẫn" là vở diễn đầu tay trên sân khấu của NSƯT Trần Lực.

Chia sẻ tại lễ ký kết, giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ Trương Nhuận khẳng định: Dự án được triển khai nhằm mục đích tạo cơ hội thiết thực cho sinh viên sân khấu được tiếp cận sân khấu nghệ thuật chuyên nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, không chỉ ở lĩnh vực biểu diễn mà còn ở mảng âm thanh ánh sáng, thiết kế mỹ thuật, đạo diễn. Với dự án  hợp tác này, Nhà hát sẽ  đóng vai trò “bà đỡ” cho các nghệ sĩ tương lai sáng tạo nghệ thuật nhằm thực hiện quan điểm học đi đôi với hành…

Cũng theo giám đốc Trương Nhuận, hoạt động đầu  tiên của chương trình hợp tác chính là việc phối hợp giới thiệu vở kịch “Quẫn” của tác giả Lộng Chương, đến với khán giả Thủ đô vào ngày 18/2 và 25/2 tới, tại Rạp Tuổi trẻ.

Vở diễn đầu tiên trong dự án hợp tác trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát sân khấu thể nghiệm của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.

“Quẫn" là kịch bản kinh điển của tác giả Lộng Chương và là  vở diễn đầu tay trên sân khấu của gương mặt quá quen thuộc với điện ảnh là NSƯT Trần Lực (giảng viên Khoa Sân khấu của Trường ĐH Sân khấu & Điện ảnh Hà Nội). Vở diễn vừa giành giải Bạc trong Liên hoan Sân khấu Thủ đô 2016, đồng thời mang về giải đạo diễn xuất sắc nhất, cùng 3 giải (1 vàng, 2 bạc) cho diễn viên. Thành công đó là nhờ cách làm mới từ kịch bản cũ vang danh cách đây nửa thế kỷ.

Dự án sẽ là nơi nâng bước sinh viên ngành sân khấu của Nhà hát Tuổi trẻ.

Đạo diễn Trần Lực chọn cách dựng kịch hiện thực ước lệ (tả ý) - thường quen trong sân khấu kịch hát hơn kịch nói. Sân khấu mở ra tối giản hết mức, có lúc không thấy đạo cụ gì, có lúc chỉ là một chiếc hòm ở trung tâm. Trần Lực đưa được con mắt của điện ảnh vào sân khấu nên phần "nhìn" rất đẹp, có chiều sâu. Cảnh diễn chính phía trước, đằng sau luôn có lớp người áo đen lột ra "tâm" của nhân vật. 

Âm thanh, âm nhạc trên sân khấu cũng do diễn viên tạo ra, ánh sáng chỉ màu trắng, vàng với mức độ khác nhau. Toàn bộ vở diễn tập trung vào diễn viên - những bạn trẻ thế hệ 9X, kể câu chuyện hài kịch từ nửa thế kỷ trước. Đó là chuyện về gia đình ông bà Đại Cát, một gia đình tư sản lâu đời trước chính sách công tư hợp doanh của Nhà nước. Lo sợ khối tài sản lớn tích cóp bị mất trắng, ông bà Đại Cát tìm mọi cách để cất giấu và tẩu tán. Bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt về sự hám của từ hai vợ chồng ông bà Đại Cát đến bà mẹ Đại Lợi và em gái Đại Hưng của ông bà đều được phơi bày...

P.T
Hắt hiu sân khấu kịch Tết 2017
Hắt hiu sân khấu kịch Tết 2017

Cuối năm là thời điểm nhiều nhà hát, đơn vị nghệ thuật tại TP Hồ Chí Minh lại nhộn nhịp ra mắt những chương trình và vở diễn đón Tết. Tuy nhiên, năm nay sân khấu kịch, cải lương... được dự báo sẽ đìu hiu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN