Lễ rước kiệu là một hoạt động quan trọng tại Giỗ tổ Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng. Ảnh: phutho.gov.vn |
Theo đại diện lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, do năm Bính Thân 2016 là năm lẻ, nên giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng sẽ do UBND tỉnh Phú Thọ chủ
trì và có sự tham gia của 3 tỉnh: Hưng Yên, Bình Thuận và Cà Mau; theo Đề án Tổ
chức giỗ Tỗ Hùng Vương hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Chương trình diễn ra từ ngày 12 - 16/4/2016 (tức từ ngày 6 - 10/3 âm lịch) trong phạm vi Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì và các xã, phường vùng ven Đền Hùng; các di tích thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ, trong đó trung tâm là Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và thành phố Việt Trì.
Phần lễ sẽ gồm Lễ giỗ Quốc Tổ Lạc Long Quân, Lễ dâng hương Quốc Mẫu Âu Cơ, Lễ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương; lễ rước kiệu về Đền Hùng của các xã, phường, thị trấn vùng ven di tích. Cùng với đó, các địa phương nơi có đền thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương dâng hương cùng thời gian tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ dâng hương tại Đền Thượng lúc 7 giờ sáng ngày 10/3 Âm lịch theo nghi lễ truyền thống.
Phần hội sẽ gồm nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như: Trưng bày mẫu phác thảo Tượng đài Hùng Vương - Di tích lịch sử Đền Hùng xin ý kiến đóng góp của nhân dân; trưng bày, giới thiệu, quảng bá du lịch Phú Thọ, kết hợp triển lãm “Ảnh đẹp du lịch Phú Thọ”; triển lãm tư liệu ảnh chủ đề “Nghi lễ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - bản sắc cội nguồn dân tộc”, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy tỉnh Phú Thọ mở rộng lần thứ IV; chương trình biểu diễn của các Đoàn Nghệ thuật chuyên nghiệp phục vụ đồng bào về dự lễ hội (Nhà hát Chèo tỉnh Hưng Yên; Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh tỉnh Bình Thuận; Đoàn cải lương Hương Tràm tỉnh Cà Mau). Bên cạnh đó là các hoạt động: Trưng bày các tư liệu ảnh, hiện vật của đồng bào cả nước cung tiến Đền Hùng; trưng bày, giới thiệu các loài phong lan; các giải thể thao quần chúng tỉnh Phú Thọ như giải bóng chuyền nam, cờ tướng, vật dân tộc, bắn nỏ; hội trại văn hóa; liên hoan Văn nghệ quần chúng; hát Xoan và dân ca Phú Thọ; đánh trống đồng, đâm đuống, múa lân.
"Năm nay giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng sẽ có một số hoạt động mới như lễ hội văn hóa dân gian đường phố Việt Trì 2016 (trình diễn, diễu hành trên đường Trần Phú và biểu diễn nghệ thuật tại Sân khấu Trống đồng); trưng bày hiện vật, tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” và “Hát Xoan Phú Thọ”. Đặc biệt, sẽ có chương trình “Hát Xoan làng cổ” gắn với điểm du lịch di sản văn hóa, Liên hoan hát Xoan thanh thiếu nhi Thành phố Việt Trì lần thứ III - 2016. Sở dĩ các hoạt động Hát Xoan được tộn vinh nhiều trong chương trình năm nay vì thực hiện văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ ngày 21/3/2016 đồng ý giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và
Du lịch thay mặt Chính phủ ký Hồ sơ quốc gia “Hát Xoan Phú Thọ” trình UNESCO; ngày 25/3 vừa qua, hồ sơ “Hát Xoan Phú Thọ” đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du
lịch, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam (Bộ Ngoại giao) gửi đến UNESCO đề nghị xét đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại vào năm 2017", đại diện lãnh đạo tỉnh Phú Thọ cho biết.
Cũng theo đại diện này, thông qua tổ chức giỗ Tổ Hùng
Vương - Lễ hội Đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “Uống nước
nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công
dựng nước và giữ nước; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong
lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
động viên các tầng lớp nhân dân trong tỉnh hăng hái thi đua lao động sản xuất, lập thành tích chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ
lần thứ XVIII và
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Tiếp tục tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về hai di sản “Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” và “Hát Xoan Phú Thọ” đã được UNESCO vinh danh; khẳng
định ý nghĩa, những nỗ lực, cố gắng của chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ
trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị các di sản văn hóa trên quê hương
đất Tổ, nhất là việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm bảo
tồn, phát huy giá trị di sản “Hát Xoan ở Phú Thọ” đề nghị UNESCO đưa ra khỏi
tình trạng bảo vệ khẩn cấp, trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại; phấn đấu xây dựng Khu di tích lịch sử Đền Hùng xứng tầm là di tích
lịch sử đặc biệt cấp Quốc gia, xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố
lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam; thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh
Phú Thọ.