Bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn khép lại chuỗi chương trình nghệ thuật Festival Huế 2018

Trong khuôn khổ Festival Huế 2018, tối 1/5, các đoàn nghệ thuật quốc tế đã mang đến một bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn đến với các du khách trong và ngoài nước, kết thúc chuỗi chương trình biểu diễn nghệ thuật Festvial Huế 2018.

Tại công viên Phu Văn Lâu (Đại nội Huế), món quà từ nước Nga do các nghệ sĩ múa dân gian “Sibirskye Uzory” mang đến Festival Huế 2018 những vũ khúc, câu chuyện về tâm hồn Nga, tính cách Nga, thanh xuân-tình yêu và cuộc sống xứ sở Bạch Dương thân yêu.

Các đoàn nghệ thuật quốc tế đã trình diễn những tiết mục nghệ thuật đặc sắc phục vụ các du khách trong và ngoài nước, kết thúc chuỗi chương trình biểu diễn nghệ thuật tại Festvial Huế năm 2018. Ảnh: Mai Trang/TTXVN

Đoàn múa dân gian Sibirskye Uzory được thành lập năm 1995, bởi nghệ sĩ Irina Ovechkina - người được vinh dự nhận giải thưởng “Tâm hồn Nga” vì những cống hiến nổi bật cho sự phát triển của nền nghệ thuật dân gian Nga. Hiện nay, đoàn múa đàn đào tạo cho hơn 180 mầm non nghệ thuật độ tuổi từ 3 đến 20 tuổi.

Đặc biệt, với nhiều thành tích lưu diễn thành công tại nhiều quốc gia và đạt giải thưởng quốc tế, Đoàn múa dân gian “Sibirskye Uzory” được công nhận là đoàn múa chuyên nghiệp, tiêu biểu của xứ sở Bạch Dương và là thành viên Uỷ ban múa quốc tế của UNESCO.

Với các tiết mục dân gian phong phú được sưu tâm từ nhiều vùng miền nước Nga, mỗi vũ điệu của Đoàn nghệ thuật Sibirskye Uzory đều có sự đầu tư công phu về biên đạo, trang phục, chủ đề và cốt truyện. Những điệu múa của đoàn được giới thiệu tại đêm diễn Festival Huế 2018 đều toát lên nét văn hoá đặc sắc mang đậm thương hiệu nền nghệ thuật múa Nga.

Mở màn cho đêm diễn của Đoàn múa dân gian Sibirskye Uzory là lời chào của những nữ vũ công  như hình ảnh các thôn nữ múa cùng bông lúa mì và chiếc bánh mì- tặng phẩm từ sức lao động của người dân Nga.

Không kém phần hấp dẫn, đêm diễn của Đoàn nghệ thuật dân gian Neptun - thành lập năm 1984, đến từ trường Đại học Thể dục thể thao (Ba Lan) đem đến các khán giả tại Cầu ngói Thanh Toàn (thị xã Hương Thuỷ, Thừa Thiên - Huế) sự bất ngờ với phần trình diễn đồng ca làn điệu dân ca “Cò lả” bằng tiếng Việt. Tiết mục nhận được nhiều sự chú ý và hưởng ứng của các khán giả, đặc biệt là khán giả Việt. Đây là lần đầu tiên Đoàn nghệ thuật Neptun trình diễn tại Festival Huế...

Đoàn múa dân gian Sibirskye Uzory (Nga) tại đêm diễn. Ảnh: Mai Trang/TTXVN


Tại sân khấu trung tâm Cung An Định, hàng ngàn khán giả đã được thưởng thức một đêm nhạc mang đậm màu sắc âm nhạc đương đại qua sự kết hợp của nhóm GEN9 - nhóm tam tấu đàn dây hiện đại đầu tiên tại Việt Nam và nghệ sỹ violin Hoàng Rob, mang tên "Mặt Trời Phương Đông". 

Trong đêm nhạc "Mặt trời Phương Đông", nghệ sỹ Hoàng Rob còn kết hợp với các nghệ sĩ khách mời bao gồm ca nương Kiều Anh - giọng ca trù được nhiều người biết đến, ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân; ca sĩ Hoàng Dũng. Trong hơn 1 giờ đồng hồ, Hoàng Rob cùng với nhóm GEN9 và các nghệ sĩ, ca sĩ khách mời, đã tái hiện lại dự án mang đậm dấu ấn cá nhân và gây được tiếng vang trước đó là Live concert Hừng Đông, gồm các nhạc phẩm được sáng tác riêng bởi nhà sản xuất âm nhạc Khắc Hưng. 

Nội dung của đêm nhạc mô tả những nét đẹp tinh tế của cuộc sống hiện đại giữa đô thị qua lăng kính của không gian âm nhạc đương đại - pop art. Bên cạnh đó, những nhạc phẩm kinh điển mang đậm nét truyền thống của Việt Nam như Chiếc khăn piêu, Inh lả ơi, Trống cơm, Bèo dạt mây trôi... cũng sẽ được nghệ sĩ violin trẻ tuổi Hoàng Rob biểu diễn trên nền âm nhạc điện tử thể nghiệm. Xen kẽ giữa những tiết mục, Hoàng Rob cùng các nghệ sĩ đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về kỷ niệm các tác phẩm cũng như tình cảm dành cho mảnh đất Cố đô và khán giả Huế.

Ngoài ra, nhiều đơn vị nghệ thuật tiêu biểu đại diện cho các vùng miền trong cả nước cũng đã tham dự và trình diễn giới thiệu về văn hóa mỗi vùng miền cũng như nét độc đáo, tinh tế về sự đa dạng về nghệ thuật truyền thống và đương đại của Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển.

 Có thể kể đến, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy Di sản Dân ca xứ Nghệ đã giúp khán giả hiểu thêm về văn hóa và cuộc sống của người dân Nghệ - Tĩnh thông qua những làn điệu Dân ca Ví, Giặm. Nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc đem đến cho người xem những điệu múa uyển chuyển, những câu hát trữ tình đằm thắm, người xem như lạc vào miền sơn cước của các đôi nam nữ bản làng xa vắng...và giúp người xem có thể cảm nhận được văn hóa độc đáo của dân tộc Lô Lô; dân tộc Mông; dân tộc Tày, Nùng...; Đoàn nghệ thuật Dân tộc tỉnh Đắc Lắc mang đến Festival Huế những lời ca, điệu múa và nhạc cụ đặc trưng mang đậm nét văn hoá nghệ thuật của các dân tộc Tây Nguyên...

Mai Trang - Tường Vi (TTXVN)
Festival Huế thu hút 50.000 lượt khách mỗi ngày
Festival Huế thu hút 50.000 lượt khách mỗi ngày

Diễn ra từ ngày 27/4 - 2/5/2018, Festival Huế lần thứ X với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế 1 điểm đến 5 di sản" đã gần kết thúc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN