Biểu dương các cá nhân làm tốt công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số

Để tôn vinh biểu dương vị trí, vai trò của các nghệ nhân, già làng, trưởng bản của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong công cuộc xây dựng đổi mới đất nước, chiều 18/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) chủ trì phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương các địa phương khu vực phía Bắc tổ chức "Hội nghị gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc năm 2022”.

Chú thích ảnh
Hội nghị gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc năm 2022 được tổ chức tại Hà Nội.

Tham dự hội nghị có các nghệ nhân tiêu biểu đến từ 17 tỉnh phía Bắc và các nghệ nhân đang sinh sống tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Hội nghị được tổ chức với mong muốn tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vai trò, trách nhiệm của nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số. Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, ngành, chủ thể văn hóa trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, gắn với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc."

Nghệ nhân có vị trí quan trọng trong vốn di sản văn hóa dân tộc có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển của di sản văn hóa phi vật thể. Họ là “báu vật nhân văn sống” - “là những người có trình độ cao, kỹ năng thành thạo, có thể biểu diễn hoặc sáng tạo những yếu tố đặc trưng của di sản văn hóa phi vật thể mà các nước thành viên đã lựa chọn là bằng chứng về các truyền thống văn hóa của dân tộc mình, về các tài năng sáng tạo của các nhóm, các cộng đồng các cá nhân hiện có mặt trong đất nước mình.”

Hiện nay các dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc còn nhiều khó khăn, dân cư sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại không thuận tiện, đời sống kinh tế còn khó khăn nên khả năng tự bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào còn nhiều hạn chế, kéo theo nguy cơ bị phai nhạt mất dần bản sắc văn hóa truyền thống.

Trong khi đó, sự tiếp thu văn hóa, tri thức mới của lớp trẻ bên cạnh sự tích cực vẫn còn có nhiều hiện tượng, trường hợp do thiếu định hướng, thiếu các điều kiện cần thiết để thực hành văn hóa đã làm cho văn hóa truyền thống của các dân tộc ngày càng bị mai một xu hướng lãng quên và xa rời bản sắc văn hóa ngày càng trở nên sâu sắc, nhất là ở các cộng đồng của dân số rất ít người. Mặt khác do tác động của quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới về kinh tế - văn hóa cũng làm cho các giá trị truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số đối diện với nhiều thách thức.

Trước những thách thức đó, nhiều năm qua thực hiện sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, Bộ VH,TT&DL luôn coi trọng và phát huy vai trò của người dân, các nghệ nhân - chủ thể của hoạt động văn hóa trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc ở các làng, bản dân tộc thiểu số ở các địa phương, từ đó góp phần nâng cao thực hành và hưởng thụ văn hóa cho đồng bào các dân tộc.

Clip chia sẻ của nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số:

Bộ VH,TT&DL cũng thường xuyên phối hợp với các cấp, ngành, địa phương tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa mang tính chất vùng, miền như: Ngày hội văn, hóa thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ…; ngày hội văn hóa dân tộc Mông, dân tộc Mường, dân tộc Thái, dân tộc Hoa, dân tộc Chăm, dân tộc Khmer Nam Bộ; giao lưu mang tính chuyên đề dân tộc Tày, Nùng, Thái; giao lưu văn hóa nghệ thuật tuyến biên giới Việt Nam - Lào… đã góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, các địa phương trong cả nước, tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc chung tay giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Tại hội nghị các nghệ nhân đại biểu đã đề xuất góp ý các giải pháp thiết thực, phù hợp với thực tế đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó xây dựng nội dung đề xuất các giải pháp bảo tồn cụ thể thiết thực từng bước có cơ chế chính sách đặc thù để bảo tồn văn hóa các dân tộc nhằm giữ gìn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa dân tộc, tránh nguy cơ bị mai một, mất bản sắc. Các ý kiến cũng đóng góp các giải pháp nâng cao hưởng thụ văn hóa cho đồng bào, giúp đồng bào từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm tự bảo vệ văn hóa của chính mình, góp phần phát triển ổn định kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở vùng đồng bằng dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc ở giai đoạn hiện nay .

Chú thích ảnh
Hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến thảo luận về giải pháp bảo tồn phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số của các đại biểu.

Hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến thảo luận về giải pháp bảo tồn phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số của các đại biểu các cơ quan quản lý đặc biệt là ý kiến của các chủ thể văn hóa thông qua các nghệ nhân và những người có nhiều ý nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn văn hóa dân tộctiêu biểu để các giá trị văn hóa của đồng bào được bảo tồn vừa đúng bản sắc văn hóa truyền thống của phù hợp với chủ trương định hướng của nhà nước

Hoạt động giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các nghệ nhân người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn văn hóa truyền thống được bộ văn hóa thể thao và du lịch tổ chức thường niên chính là dịp để cổ vũ khích lệ những cá nhân tiêu biểu có nhiều thành tích rất đáng tự hào về công tác lưu giữ trao truyền các giá trị cốt lõi của văn hóa truyền thống những đóng góp của nghệ nhân có mặt tại buổi gặp hôm nay góp phần to lớn để văn hóa các dân tộc thiểu số không bị mai một mà mãi là dòng chảy không ngừng trong nền văn hóa Việt Nam.

Nghệ nhân dân gian trong cộng đồng các dân tộc là những người nắm giữ vốn tri thức dân gian, là chủ thể văn hóa, có năng khiếu, hiểu biết; có năng lực sáng tạo và truyền dạy về một hay nhiều loại hình di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc. Đối với công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc có thể khẳng định vai trò của các nghệ nhân dân gian là hết sức quan trọng. Họ chính là những người “giữ lửa”, “truyền lửa”, quyết định việc tồn tại di sản văn hóa của cộng đồng.

Các nghệ nhân đã đóng góp to lớn trong việc khôi phục, bảo tồn, phát huy các giá trị lễ hội, Tết cổ truyền, các phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trên cả nước; gìn giữ, phát huy các giả di sản văn hóa truyền thống như tiếng nói, chữ viết, các làn điệu dân ca, dân vũ, các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ của dân tộc, các tri thức dân gian, phong tục truyền thống…

Không những thế các nghệ nhân còn có vai trò quan trọng trong việc tiếp lửa, truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình lan tỏa trong cộng đồng, đặc biệt là cho thế hệ trẻ - đội ngũ sẽ kế thừa và bảo tồn giá trị đó trong tương lai. Nhờ vậy mà các di sản văn hóa phi vật thể không bị bay một và tiếp tục được cộng đồng trân trọng, gìn giữ.

Rất nhiều các nghệ nhân ưu tú sau khi được phong tặng tiếp tục có nhiều đóng góp, cống hiến tích cho công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều nghệ nhân đang tích cực trau dồi truyền dạy di sản đang nắm giữ để lan tỏa các giá trị truyền thống đến cộng đồng.
Tin, ảnh,clip: L. Sơn/Báo Tin tức
Nghệ nhân Bahnar nặng tình với văn hóa dân tộc
Nghệ nhân Bahnar nặng tình với văn hóa dân tộc

Già Đinh Bi (68 tuổi, người Bahnar, ở làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện K'bang, tỉnh Gia Lai) không chỉ là bậc thầy về diễn tấu, truyền dạy cồng chiêng mà ông còn là nghệ nhân điêu luyện trong việc đan lát.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN