Câu chuyện đặt lại tên đường ở TP Hồ Chí Minh mới không còn là vấn đề riêng của ngành quản lý đô thị mà đang trở thành mối quan tâm của người dân.
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc vừa được Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 diễn ra tại Paris, Pháp ngày 12/7.
Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 6 ghi nhận 2,79 triệu lượt, tăng gần 16%.
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, chiều 12/7 (giờ địa phương), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (người Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.
Thông tin từ Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), vào hồi 13 giờ 02 phút ngày 12/7 (giờ Paris), tức 18 giờ 02 phút ngày 12/7 (giờ Việt Nam), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) diễn ra từ ngày 6-16/7 ở Thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp, Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Văn hóa Thế giới.
Ngày 12/7, tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và TP Hải Phòng) được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc gắn liền với sự ra đời, lan tỏa và phát triển của Phật giáo Trúc Lâm, một thiền phái độc đáo của Việt Nam được các vua Trần cùng nhiều thành viên hoàng tộc và thiền sư, cư sỹ vĩ đại khác khởi xướng trong bối cảnh đế chế Mông Cổ đang chinh phục thế giới vào thế kỷ 13-14.
Từ ngày 12/7 - 2/9, công chúng có cơ hội chiêm ngưỡng hình ảnh người chiến sĩ Công an trong thời đại mới thông qua triển lãm lưu động “80 năm Công an Thủ đô - Bản hùng ca vang mãi”
Sáng 12/7, tại trụ sở Văn phòng Cảnh sát điều tra (Công an TP Hà Nội) đã diễn ra chương trình tổng kết, trao giải cuộc thi ảnh “Hình tượng người chiến sỹ Công an Thủ đô bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”.
Nửa thế kỷ sau ngày thống nhất đất nước, cải lương không chỉ đơn thuần là một hình thức sân khấu truyền thống mà đã trở thành biểu tượng văn hóa mang đậm bản sắc Nam Bộ. Tuy nhiên, trong hành trình bước vào đời sống hiện đại, cải lương đang đối diện với một thách thức lớn hơn bao giờ hết: giữ được hồn cốt xưa trong khi định vị lại chính mình như một thành tố sống còn trong chuỗi công nghiệp văn hóa đô thị.
Trong bối cảnh chuyển đổi số đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, công nghệ 4.0 cũng đã mở ra một cánh cửa mới cho nghệ thuật biểu diễn, góp phần tạo nên những không gian nghệ thuật sống động, mang đến những trải nghiệm ấn tượng cho khán giả.
Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch TP Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp. Trong đó, Sở Du lịch thành phố đã triển khai một số chương trình chuyên đề phát triển du lịch như gắn với ẩm thực có quy mô và tính trải nghiệm cao, góp phần tạo cảm xúc, chiều sâu cho sản phẩm du lịch.
Chiều 11/7, tại Hà Nội, Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng, The Initiative of Children's Book Creative Content (ICBC) tổ chức khai mạc “Tuần lễ Văn học Phần Lan - Trưng bày Tove Jansson & Moomin 80”.
Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc: đó là Taxco. Với lối kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha, nghề thủ công bạc truyền thống và không khí yên bình, Taxco được ví như "thủ đô bạc" của Mexico.
Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa, thúc đẩy phong trào xã hội hóa hoạt động bảo tồn cổ vật, chiều 11/7, tại Bảo tàng Đà Nẵng, Triển lãm chuyên đề “Đà Nẵng - Dấu xưa vang vọng” chính thức khai mạc với sự tham gia của 12 nhà sưu tập đến từ ba miền Bắc - Trung - Nam.
Chiều 11/7, tại Hà Nội, Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.
Từ ngày 11/7, Công ty TNHH Mặt Trời Hạ Long sẽ thay đổi địa điểm tổ chức bắn pháo hoa nghệ thuật hàng tuần trong chuỗi sự kiện “Tỏa sáng Vịnh kỳ quan” sang khu vực bãi biển thuộc trục Quảng trường Sun Carnival, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long. Người dân và du khách sẽ được thưởng thức pháo hoa miễn phí tại không gian mới này.
Không cần lời nói, không cần kỹ thuật, những đứa trẻ khuyết tật đã kể câu chuyện của mình bằng những nét vẽ đầy cảm xúc trong triển lãm Children Art Exhibition 2025 đang diễn ra tại TP Hồ CHí Minh. Ở đó, nghệ thuật không còn là đích đến thẩm mỹ, mà là cánh cửa đầu tiên, cũng có khi là duy nhất để các em bước ra thế giới, để xã hội nhìn vào và thấu hiểu. Từ một triển lãm nhỏ, một câu hỏi lớn dần hiện ra: Chúng ta đã thực sự lắng nghe bằng trái tim những điều chưa thành lời từ những đứa trẻ đặc biệt ấy?
Thành phố Đà Nẵng đã và đang phát triển một số chợ truyền thống thành điểm đến du lịch nổi tiếng, thu hút hàng nghìn lượt du khách mỗi ngày như chợ Hàn, chợ Cồn… Tuy nhiên, tại thành phố này vẫn còn nhiều chợ truyền thống có vị trí địa lý và diện tích thuận lợi để phát triển thành điểm đến du lịch nhưng vẫn chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức gây lãng phí và ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị.