Xung quanh dự thảo Luật An toàn – Vệ sinh lao động trình ra Quốc hội xem xét tại kỳ họp này, phóng viên Tin tức đã trao đổi với ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH):
Một điểm mới của dự thảo Luật An toàn – Vệ sinh lao động là mở rộng đối tượng thực hiện bảo đảm an toàn lao động. Tuy nhiên theo ông liệu có khả thi khi đối tượng không có quan hệ lao động không có sự ràng buộc nào?
Hiện cả nước có khoảng 53 triệu lao động, trong đó có khoảng 36 triệu lao động không có hợp đồng lao động , tự tạo việc làm, lao động tự do. Trong Bộ Luật Lao động năm 2012 có quy định tất cả các tổ chức cá nhân liên quan đều tuân thủ quy định vệ sinh an toàn lao động và chưa rõ đối tượng. Chính vì vậy, trong dự thảo luật có đặt vấn đề sang cả đối tượng không có hợp đồng lao động và sẽ giải quyết số lượng lớn đảm bảo quyền lợi cho những người này đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Thực tế hiện chúng ta đang tập trung vào số đang có quan hệ lao động. Nhưng mở rộng đối tượng chưa có hợp đồng lao động có nhiều băn khoăn nhưng họ cũng là đối tượng làm ra của cải cho đất nước, xã hội. Tuy vậy, tính toán mở rộng đối tượng này cần phải có lộ trình, nguồn lực của Nhà nước, xã hội và năng lực của người dân. Viêc đó không thể quy định áp những quy định từ người có hợp đồng lao động sang lao động có hợp đồng. Ví dụ như đối với người có hợp đồng lao động quy định chủ sử dụng lao động lo nhiều việc từ đóng quỹ tai nạn nghề nghiệp 1% quỹ lương của người lao động, trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân, lo cải thiện điều kiện làm việc, bồi dưỡng hiện vật trang thiết bị bảo hộ.
Còn với đối tượng không có hợp đồng sử dụng lao động trong dự thảo Luật đưa ra phương án Nhà nước hỗ trợ một phần và người lao động có trách nhiệm với bản thân đóng một phần. Do đó, việc đóng góp sẽ tùy theo điều kiện tình hình kinh tế của đất nước, Chính phủ quy định hỗ trợ cho người lao động không có hợp đồng lao động. Chúng tôi giả sử có 1 triệu người tham gia vào quỹ bảo hiểm an toàn lao động theo hình thức đóng tự nguyện với mức hỗ trợ của Nhà nước 50% thì sẽ bù khoảng 700 tỷ đồng/năm. Việc tham gia Quỹ bảo hiểm an toàn lao động được đảm bảo được nhiều quyền lợi như tư vấn, huấn luyện vệ sinh an toàn lao động, được Nhà nước hỗ trợ tham gia quỹ an toàn lao động và khi xảy ra tai nạn lao động nghề nghiệp thì được hưởng chế độ chính sách trong khối có hợp động lao động.
Trong dự thảo luật có đề xuất thành lập thanh tra chuyên ngành. Liệu đề xuất này có làm phình bộ máy hành chính không thưa ông?
Cách đây 10 năm, chúng ta có thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn lao động. Lúc đó có hơn 100.000 doanh nghiệp với 400 thanh tra lao động. Đến nay, khi sáp nhập thì số doanh nghiệp khoảng 700.000 trong khi lực lượng làm thanh tra vệ sinh an toàn lao động chỉ khoảng 150.000 và có tỉnh không có cán bộ làm công tác thanh tra vệ sinh an toàn lao động nên trong quá trình thanh tra xuất hiện nhiều khó khăn nên tỷ lệ thanh tra được doanh nghiệp là 0.22% về an toàn lao động. Nếu mở rộng đối tượng điều chỉnh của luật sang không có hợp đồng lao động thì không có thanh tra chuyên ngành thì không làm tốt vệ sinh an toàn lao động vì lĩnh vưc này có tính chất đặc thù vì vừa thanh tra con người thực hiện chính sách vệ sinh an toàn lao động, va thanh tra thiết bị bảo hộ an toàn lao động và thanh tra các điều kiện lao động như ồn, rung bụi và tham gia điều tra khi có tai nạn lao động xảy ra để giải quyết chế độ an toàn lao động. Khi mở rộng đối tượng thì cần có lực lượng thanh tra này.
Trong dự thảo có đặt vấn đề ngoài thanh tra ở trung ương cấp bộ và có thanh tra cấp tỉnh và bổ xung ở cấp huyện nhưng không thành lập thêm mà giao cho phòng LĐTBXH tại cấp huyện để giúp đối tượng lao động tự do, lao động nông nghiệp… Thực tế chỉ có cấp huyện mới kiểm tra đối tượng này. Trong bối cảnh hiện nay để tăng thêm đối tượng này là khó khăn nhưng để đảm luật khả thi thì mỗi huyện tăng 1-2 người thì cả nước tăng thêm 1.000 người làm về công tác an toàn vệ sinh lao động tại cấp huyện. Việc tăng này là cần thiết thì việc phòng ngừa sẽ tốt thì giảm vụ mất an toàn lao động, chết người.
Vậy còn sử dụng Quỹ bảo hiểm an toàn lao động, thưa ông?
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, nghề nghiệp không phải là mới bởi trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 toàn bộ chính sách có trong Luật này. Theo luật thì người sử dung lao động đóng quỹ 1% quỹ tiền lương trong quỹ này và Bảo hiểm xã hội quản lý điều hành. Qua đánh giá thì Quỹ này chỉ dụng hết 10-11% và còn tư dư hơn 16.200 tỷ đồng và đánh giá khảo sát thì tồn dư do chính sách chưa phù hợp đối với các đối tượng chưa nhiều như mức chi thấp và chưa bao quát vấn đề trường hợp bị tai nạn nghề nghiệp và thủ tục hành chính còn nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nên người lao động tự giải quyết. Do đó, tổ soạn thảo đề nghị chuyển 20 điều về chính sách bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp 2006 từ Luật BHXH sang luật An toàn vệ sinh lao động và bổ xung 2 điều về chi bổ xung cho đối tượng chuyển đổi nghề nghiệp vì bị tai nạn lao đông không làm vị trí đang làm, theo đó đề xuất 50% học phí để họ học nghề mới đảm bảo cuộc sống.
Bổ xung thứ hai là Quỹ chỉ giải quyết hậu quả, bồi thường trợ cấp thì nay phải phòng ngừa, từ tuyên truyền, huấn luyện, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp bởi do co cơ sở hạ tầng và thiết bị khám kém nên chưa phát hiện bệnh hạn chế và mới khám 14/29 bệnh nghề nghiệp và có bệnh chưa khám và phát hiện được. Do đó cần hỗ trợ để khám và điều trị cho người sử dụng lao động. Ngoài ra còn có hỗ trợ giúp doanh nghiệp khi có tai nạn lao động mà vượt quá khả năng chi trả của họ. Do đó, Quỹ sẽ hỗ trợ trong tình huống khẩn cấp như vậy. Có như vậy sẽ đảm bảo quyền lợi hơn cho người lao động, sử dụng quỹ hiệu quả hơn.
Bộ LĐTBXH chỉ làm về cơ chế chính sách còn Bảo hiểm xã hội Việt Nam vẫn là đơn vị chi trả để không phát sinh bộ máy.
Xin cám ơn ông!
Xuân Cường (thực hiện)