Tin nổi bật ngày 30/11

Phát hiện trường hợp lây nhiễm COVID-19 từ người cách ly; Xét xử kín vụ án bị cáo Nguyễn Đức Chung chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước; Bộ GD-ĐT sẽ thu hồi bằng tiến sĩ nếu liên quan tới sai phạm tại ĐH Đông Đô…là những thông tin ‘nóng” được dư luận đặc biệt quan tâm trong ngày 30/11

Bộ Y tế thông báo khẩn về trường hợp lây nhiễm COVID-19 từ người cách ly

Chiều 30/11, Bộ Y tế đã ra thông báo khẩn về trường hợp lây nhiễm từ người cách ly, là bệnh nhân số 1347; bệnh nhân này đã từng đến nhiều nơi ở TP. Hồ Chí Minh.

Chú thích ảnh
Kiểm soát dịch tại các sân bay. Ảnh: TTXVN

Bộ Y tế cho biết, ca dương tính với COVID-19 mới phát hiện là bệnh nhân số 1.347 (BN1347) là ca lây nhiễm từ người cách ly có liên quan trực tiếp tới BN1342 (đã công bố chiều 29/11); bệnh nhân này đã đi đến nhiều nơi.

Trước đó, trong thời gian cách ly tại khu cách ly do Vietnam Airlines quản lý (số 115 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) từ ngày 14- 18/11, BN1342 có tiếp xúc với đồng nghiệp trên chuyến bay khác (là BN1325).

Sau khi xét nghiệm 2 lần cho kết quả âm tính, BN1342 được về cách ly tại nhà trọ. (Trong quá trình cách ly, bệnh nhân này có tiếp xúc trực tiếp với 3 người, gồm: Mẹ đẻ và hai người bạn (một nam, một nữ). Trong đó, người bạn nam (SN1988, trú tại phường 3, quận 6, TP HCM) có tới sống cùng.

Ngày 28/11, bệnh nhân BN1342 được lấy mẫu xét nghiệm lần 3, cho kết quả dương tính.

Ngay lập tức, 3 trường hợp tiếp xúc trực tiếp trên đã được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. Trong đó, người bạn nam cho kết quả dương tính (là BN1347).

Theo kết quả điều tra dịch tễ ban đầu của BN1347 cho thấy, trong thời gian từ 18-25/11, BN1347 đã đi dạy tại Trung tâm Anh ngữ KEY English (59 Nguyễn Bá Tuyển, phường 12, quận Tân Bình) và chi nhánh khác ở quận 10; tới quán café và quán karaoke.

Tổng số tiếp xúc gần (F1) theo điều tra ban đầu là 38 người (đã cách ly, lấy mẫu xét nghiệm); trường hợp tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) là 154 người (trong đó có 62 người ở quận Tân Bình và 92 người ở quận 10).

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết địa phương đang tiếp tục khẩn trương truy vết, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm những trường hợp liên quan ca bệnh này.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 của các ca bệnh trên; thực hiện biện pháp cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp này.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông báo khẩn với

Bộ Y tế, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cũng yêu cầu Vietnam Airlines tuân thủ các quy định về cách ly tại các cơ sở mà Vietnam Airlines đã đăng ký. UBND TP Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội (nơi có địa điểm Vietnam Airlines đăng ký cách ly) cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình cách ly và không để tình trạng lây nhiễm trong khu cách ly.

Với các trường hợp cách ly tại nhà, Bộ Y tế đề nghị chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt chính quyền cơ sở, tuân thủ chặt chẽ việc giám sát, theo dõi việc cách ly tại nhà.

Siết chặt giám sát, kiểm tra việc thực hiện cách ly phòng COVID-19

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 vừa có công điện yêu cầu các tỉnh, thành phố, các Bộ ngành tăng cường giám sát và quản lý người nhập cảnh phòng COVID-19.

Chú thích ảnh
Cách ly người nhập cảnh phòng dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN

Theo đó, Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Ngoại giao; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo thực hiện, quán triệt tinh thần chống dịch với mức độ cảnh giác cao nhất, không được chủ quan, lơ là. Nhiệm vụ phòng chống dịch phải gắn với trách nhiệm người đứng đầu các địa phương, đơn vị trong việc triển khai các hoạt động phòng chống dịch.

Cu thể, các Bộ ngành, địa phương tổ chức giám sát chặt chẽ tại các khu vực biên giới đường bộ, đường biển, tại các khu vực cửa khẩu và rà soát các trường hợp đi về từ nước ngoài để phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời các trường hợp nhập cảnh trái phép, đề nghị xử lý nghiêm và yêu cầu thực hiện cách ly theo quy định.

Ban Chỉ đạo yêu cầu giám sát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện cách ly tại các khu vực được chỉ định làm khu cách ly tập trung, cách ly tại nhà, nơi lưu trú; không để những người không có trách nhiệm vào các khu cách ly và yêu cầu người được cách ly thực hiện đúng các quy định, thường xuyên đeo khẩu trang và không được tiếp xúc gần với người xung quanh để tránh lây lan.

Đặc biệt, Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu các địa phương thường xuyên kiểm tra việc thực hiện cách ly tại các khu cách ly tập trung, cách ly tại nhỏ, nơi lưu trú; đánh giá và xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân để xảy ra các sai phạm làm dịch COVID-19 xâm nhập và lây nhiễm trong cộng đồng.

Ngày 30/11, Việt Nam thêm 3 trường hợp mắc mới COVID-19

Tính đến 18 giờ ngày 30/11, Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca mắc mới COVID-19, đều là ca nhập cảnh.

Chú thích ảnh
Biểu đồ các ca mắc mới COVID-19 trong ngày.

Người dân không nên chủ quan, lơ là trong việc đeo khẩu trang để phòng dịch COVID-19 bùng phát. Ảnh: TTXVN

Như vậy, tính đến 18 giờ ngày /11, Việt Nam có tổng cộng 1.346 ca mắc COVID-19; trong đó có 691 ca mắc do lây nhiễm trong nước, số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay là 551 ca.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 16.204 người, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện 179 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác 15.149 người, cách ly tại nhà, nơi lưu trú 876 người.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong số các ca mắc COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính với virus SARS-CoV-2 1 lần trở lên là 25 ca.

Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 là 35 ca, số ca điều trị khỏi là 1.179 ca.

Xét xử kín vụ án bị cáo Nguyễn Đức Chung chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa ra quyết định, ngày 11/12 tới sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường, thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.

Chú thích ảnh
Bốn bị cáo: Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Anh Ngọc, Nguyễn Hoàng Trung, Phạm Quang Dũng.

Bốn bị cáo trong vụ án này gồm: Nguyễn Đức Chung (sinh năm 1967, cựu Phó Bí thư Thành ủy, cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội); Phạm Quang Dũng (sinh năm 1983, cựu cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an); Nguyễn Hoàng Trung (sinh năm 1983, cựu cán bộ Công an thành phố Hà Nội, biệt phái công tác tại Phòng Thư ký - Biên tập, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội); Nguyễn Anh Ngọc (sinh năm 1974, cựu Phó Trưởng Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội, biệt phái công tác và giữ chức vụ Phó trưởng Phòng Thư ký - Biên tập, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội) bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” theo quy định tại Điều 337 - Bộ luật Hình sự năm 2015.

Hội đồng xét xử gồm ba người: một thẩm phán, hai hội thẩm nhân dân. Hai kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội tham gia giữ quyền công tố tại phiên tòa. Vụ án được xét xử kín.

4 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Chung gồm: Nguyễn Văn Tú, Trương Trọng Nghĩa, Trần Hoàng Anh và Nguyễn Thị Hoài Linh.

Bào chữa cho bị cáo Phạm Quang Dũng có luật sư Ngô Kim Lan. Luật sư Đỗ Thị Ánh Tuyết, Trịnh Cẩm Bình và Giang Hồng Thanh bào chữa cho bị cáo Nguyễn Hoàng Trung và Nguyễn Anh Ngọc.

Theo cáo trạng, bị cáo Nguyễn Đức Chung và vợ là Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường, thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo. Để nắm được thông tin, tài liệu điều tra của vụ án Nhật Cường, bị cáo Nguyễn Đức Chung liên hệ và đề nghị Phạm Quang Dũng (cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an) cung cấp thông tin, tài liệu về vụ án.

Trong thời gian từ 7/2019- 6/2020, thực hiện đề nghị của bị cáo Nguyễn Đức Chung, bị cáo Phạm Quang Dũng đã 5 lần chiếm đoạt 9 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Mật”, liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường. Trong đó, bị cáo Dũng đã chuyển cho bị cáo Chung 2 lần, gồm 6 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Mật”.

Đối với 2 bị cáo: Nguyễn Hoàng Trung và Nguyễn Anh Ngọc, cáo trạng xác định đã một lần tham gia in, chỉnh sửa ba tài liệu “Mật” cho bị cáo Nguyễn Đức Chung

Sẽ thu hồi các bằng tiến sĩ liên quan đến sai phạm của Đại học Đông Đô

Sáng 30/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông tin chính thức tới báo chí về những sai phạm trong việc đào tạo văn bằng 2 của Đại học Đông Đô. Theo đó, Bộ GD&ĐT kiên quyết xử lý những trường hợp sử dụng văn bằng được cấp sai quy định; thu hồi và hủy bỏ những văn bằng này.

Chú thích ảnh
Sai phạm của ĐH Đông Đô vẫn đang tiếp tục được xử lý. Ảnh: TH

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã giao Cục Quản lý chất lượng làm việc với trường ĐH Đông Đô và có văn bản yêu cầu trường nghiêm túc thực hiện việc rà soát, thu hồi, hủy bỏ các văn bằng cấp sai quy định.

GD&ĐT yêu cầu các các cơ sở đào tạo khẩn trương rà soát, báo cáo danh sách những người đã sử dụng văn bằng 2 ngoại ngữ của Trường Đại học Đông Đô và đề xuất phương án xử lý cụ thể cho từng trường hợp.

Với trường hợp sử dụng bằng không hợp pháp làm điều kiện đầu vào hoặc điều kiện bảo vệ luận án tiến sĩ, cơ sở đào tạo sẽ căn cứ tính chất và mức độ để có hình thức xử lý phù hợp theo quy định, như dừng học hoặc thu hồi bằng tiến sĩ đã cấp.

Cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ sẽ rà soát và phân loại những trường hợp người học biết hoặc không biết rõ về việc đào tạo và cấp bằng sai quy định của trường ĐH Đông Đô để có biện pháp xử lý phù hợp, đúng bản chất. Việc công khai hay không công khai danh tính những cá nhân sử dụng văn bằng không hợp pháp sẽ do cơ quan có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật.

Siết chặt giám sát, kiểm tra việc thực hiện cách ly phòng COVID-19
Siết chặt giám sát, kiểm tra việc thực hiện cách ly phòng COVID-19

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 vừa có công điện yêu cầu các tỉnh, thành phố, các Bộ ngành tăng cường giám sát và quản lý người nhập cảnh phòng COVID-19.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN