Cụ thể, đoạn từ K45+180 đến K45+380 đê hữu Kinh Thầy thuộc xã Thái Thịnh, huyện Kinh Môn đỉnh cung sạt đã sạt lở sát chân đê và có nguy cơ sạt sâu vào mái đê, thân đê có thể gây vỡ đê, đặc biệt nguy hiểm khi mùa mưa, bão đang tới gần.
Tại tuyến đê hữu Kinh Thầy thuộc xã Thất Hùng (đê cấp IV) đã xảy ra sự cố sạt lở tuyến kè Thất Hùng, đoạn từ K33+725 đến K33+940 với 2 điểm sạt lở. Đó là đoạn từ K33+725 đến K33+825 với chiều dài 100m, đỉnh cung sạt đến chân đê khoảng 21,5m, điểm sâu nhất gần bờ có cao độ xấp xỉ -7,6m; trong đó, đoạn từ K33+725 đến K33+782 có chiều dài 57m đã sạt tụt mất cơ kè, nhiều vị trí sát tường chân kè.
Đoạn từ K33+782 đến K33+800 với chiều dài 18m bị sạt lấn sâu vào đỉnh kè làm sạt sụt toàn bộ mái, tường xây, đỉnh kè, chân và cơ kè; đoạn từ K33+800 đến K33+825 với chiều dài 25m, cung sạt lấn sát tường chân kè và tụt hết cơ kè. Đoạn sạt thứ 2 là từ K33+890 đến K33+940 đê hữu sông Kinh Thầy với chiều dài 50m, điểm gần nhất từ mép cung sạt cách chân đê phía sông khoảng 17m, điểm sâu nhất gần bở xấp xỉ -5,5m và đang phát triển về phía hạ lưu.
Nguyên nhân của các điểm sạt lở này là do nằm ở phía bờ lõm của sông, dòng chủ lưu ép sát tác động trực tiếp vào chân và mái kè, địa chất những khu vực này rất xấu chủ yếu là đất pha cát, lòng sông hẹp, mực nước sông biến động...