Quy định chặt chẽ về mang thai hộ

Bên lề Quốc hội, bà Nguyễn Thị Khá, đoàn Trà Vinh, Ủy viên thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đã trao đổi với báo chí xung quanh về những điểm mới đang còn nhiều ý kiến bất đồng của Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi:


Đại biểu Nguyễn Thị Khá


* Bà đánh giá như thế nào về quy định mang thai hộ tại Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi lần này?


Qua nghe thảo luận tại hội trường và bản thân tôi nhận thấy để tạo điều kiện cho người khó khăn sinh sản là nhu cầu chính đáng để họ được làm cha mẹ. Đây là điều cần thiết nhưng cần quy định chặt chẽ để tránh bị lợi dụng để kinh doanh. Việc mang thai hộ chỉ phục vụ mục đích nhân đạo. Để làm được điều này, chúng ta phải quy định chặt chẽ về thân nhân người mang thai hộ? Quy định số lần mang thai hộ? Luật sửa đổi lần này quy định chỉ mang thai hộ trong thân nhân bởi nếu không quy định rõ thì sẽ có rất nhiều thân nhân và đối tượng sẽ lách luật để biến hình thức này trở thành dịch vụ thương mại. Đó là kinh doanh trên thân xác phụ nữ nên tôi đề nghị quy định chặt chẽ về mang thai hộ để tránh lợi dụng vì mục đích kinh doanh, quy định số lần được mang thai hộ không quá 2 lần.


* Việc quy định theo đề xuất của Luật Hôn nhân và sửa đổi liệu có hạn chế mang thai thương mại không, thưa bà?


Quy định cụ thể quan hệ với bên chồng, bên vợ, cùng hệ với nhau để không xảy ra tình trạng mẹ, cô mang cho con mình và theo tôi như vậy chặt chẽ.


* Trong Luật Hôn nhân và gia đình, có điều khoản liên quan tới hôn nhôn đồng giới, bà đánh giá như thế nào việc quy định này?


Đây là điểm mới trong Luật Hôn nhân và gia đình, tuy là nhu cầu một số người nhưng xã hội Việt Nam chưa đạt được sự đồng tình cao của cộng đồng, do đó thận trọng nên đưa vào luật không cấm nhưng không cho phép. Nhu cầu đó của các cặp đồng giới là nhu cầu chính đáng nhưng chưa phải là vào giai đoạn này của xã hội Việt Nam. Có thể giai đoạn tiếp theo sẽ có sự thay đổi thì lúc đó Luật sẽ điều chỉnh tiếp.


* Tuy nhiên, nếu Luật quy định không cấm nhưng không đồng ý sẽ tạo sự lỏng lẻo về mặt pháp lý và sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy phát sinh?


Những phát sinh theo tôi được xử lý qua pháp luật khác liên quan, phát sinh chỗ nào thì có thể dùng luật khác điều chỉnh.


Chẳng hạn những phát sinh về tranh chấp tài sản có thể xử theo Bộ Luật dân sự, giải quyết những vướng mắc về con cái có thể dựa vào Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em; khi người đồng giới không sống chung thì ai trong số họ có khả năng nuôi đứa trẻ trưởng thành sẽ được ưu tiên nuôi đứa trẻ đó… do đó, phát sinh chỗ nào căn cứ vào luật liên quan để xử lý.


* Theo bà, có phải các nhà làm luật đang gặp khó khăn khi soạn thảo điều khoản này giữa một bên là quy định của Hiến pháp phải tôn trọng quyền con người và một bên là dư luận xã hội?


Làm luật không nên trái với Hiến pháp, nhất là quyền con người. Không phải vì khó khăn vướng mắc mà không làm. Theo tôi luật phải được đồng tình của xã hội, thuần phong mỹ tục Việt Nam, vấn đề hôn nhân đồng giới chưa được chấp nhận bởi đa số.


Hôn nhân đồng giới đúng là trong xã hội đang tồn tại nhưng đó chỉ là nhu cầu một bộ phận và khó sự chấp nhận của xã hội Việt Nam hiện tại.


* Xin cảm ơn bà!



Xuân Minh (thực hiện)

Lo phát sinh nhiều hệ lụy từ mang thai hộ
Lo phát sinh nhiều hệ lụy từ mang thai hộ

Nhiều đại biểu cho rằng, cần cân nhắc việc bổ sung quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo vào luật. Lý do là bởi quy định như vậy sẽ phát sinh nhiều hệ lụy cho các bên liên quan.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN