Phải làm tốt quy hoạch

Trong tương lai, các đô thị cần xác định rõ việc phát triển giao thông công cộng là giải pháp quan trọng để giải quyết tận gốc bài toán quản lý giao thông tại các thành phố.

 

Theo Đề án Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2012 - 2020, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đóng vai trò then chốt và là nhiệm vụ chiến lược của các đô thị trong việc khắc phục ùn tắc giao thông và giảm ô nhiễm môi trường. Mục tiêu trọng tâm của đề án là phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phải dựa trên quy hoạch và điều kiện thực tế của mạng lưới giao thông vận tải; phù hợp với quy hoạch dân cư, khu công nghiệp của từng tỉnh, thành phố, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân; tạo thuận lợi cho người khuyết tật khi sử dụng phương tiện công cộng; quản lý chặt chẽ và kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình vận hành; nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng tần suất hoạt động.


Để thực hiện các mục tiêu trên và triển khai đề án hiệu quả, các địa phương phải lập quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến xe buýt giai đoạn 2012 - 2020 để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân trước mắt và lâu dài, nhằm góp phần hạn chế được vấn nạn ùn tắc giao thông trên địa bàn. Riêng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cần tập trung quy hoạch lại mạng lưới tuyến xe buýt hiện có, kết hợp với việc đầu tư các tuyến xe buýt nhanh vận chuyển khối lượng lớn và hệ thống đường sắt đô thị, tàu điện ngầm trong thời gian tới; nghiên cứu lập quy hoạch để đưa dịch vụ xe buýt kết nối giữa trung tâm thành phố, thị xã với trung tâm các huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân đối với các tỉnh trung du, miền núi.


Tại hội thảo triển khai đề án này mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng khẳng định: Đề án là một trong những giải pháp đồng bộ góp phần giải quyết bài toán giao thông đô thị hiện nay. Tuy nhiên, để đề án thật sự phát huy vai trò tích cực trong giao thông đô thị, các thành phố lớn hiện nay trong quá trình quy hoạch đô thị phải dành quỹ đất tối đa cho giao thông.

 

Vì quỹ đất dành cho giao thông tại các đô thị lớn hiện mới chỉ chiếm 6 - 8%, trong khi đó tiêu chuẩn phải đạt 20%. Thực tế này cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nạn ùn tắc. Bên cạnh đó, muốn vận tải xe buýt phát triển tương xứng, các địa phương phải đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư cho xe buýt, để doanh nghiệp và người dân cùng chia sẻ gánh nặng với Nhà nước về mặt tài chính và nhân lực. Xã hội hóa xe buýt sẽ tạo nên môi trường vận tải cạnh tranh lành mạnh. Khi đó, các doanh nghiệp buộc phải chú ý đến chất lượng phục vụ để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận. Bộ GTVT cũng đang tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tạo điều kiện, cơ chế chính sách cho phát triển xe buýt.

 

Định vị lại vai trò xe buýt trong giao thông đô thị
Định vị lại vai trò xe buýt trong giao thông đô thị

Đề án Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2012 - 2020 đã được Chính phủ phê duyệt đang tạo cơ hội để “định vị” lại vai trò của xe buýt tại các đô thị. Loại hình vận tải này đang cần nhiều chính sách hỗ trợ, ưu tiên để phát triển...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN