Giúp nông dân trồng keo 'có trách nhiệm'

Dự án "Trách nhiệm với lâm nghiệp tại Đông Nam Á" đã chính thức khởi động tại Thừa Thiên Huế. Dự án do Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) và Avery Dennison Foundation, tổ chức từ thiện toàn cầu thuộc tập đoàn Avery Dennison, hợp tác triển khai.

Chương trình hướng tới mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên của khu vực và đóng góp vào an sinh xã hội và thịnh vượng kinh tế cho của cộng đồng địa phương, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Hội Chủ rừng Phát triển Bền vững thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế (Forest Owners Sustainable Development Association ofThua Thien Hue province (TTH-FOSDA)), một hiệp hội các nông hộ nhỏ trồng keo trong tỉnh, đã được chứng nhận của Hội đồng Quản trị rừng (Forest Stewardship Council - FSC®).

Các chuyên gia của dự án sẽ giúp các hộ nông dân cải thiện chất lượng rừng.

Chương trình trách nhiệm với rừng keo là một ví dụ mới nhất về cam kết phát triển bền vững của chúng tôi, đặc biệt tại Việt Nam và Đông Nam Á”, bà Alicia Procello, chủ tịch Avery Dennison Foundation nói, “thông qua chương trình này, chúng tôi hy vọng sẽ có những đóng góp ý nghĩa đối với hệ sinh thái rừng địa phương và sự thịnh vượng của các cộng đồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, một phần của Tiểu vùng Sông Mê-kông mở rộng – một trong những nơi đa dạng sinh học nhất trên trái đất”.


Cụ thể, với nguồn kinh phí 100.000 USD, dự án sẽ triển khai tới 600 nông hộ nhỏ thuộc TTH-FOSDA với mục tiêu cải thiện chất lượng rừng thông qua việc trồng cây keo giống bản địa chất lượng cao, nhằm mở rộng diện tích rừng được chứng nhận bởi FSC®. Các giống bản địa khác cũng sẽ được giới thiệu để tăng cường điều kiện đất, cải thiện chất lượng cung cấp nước và duy trì khu vực sống giới hạn cho các loài quý hiếm như Sao la.

Dự án nhằm góp phần mở rộng diện tích rừng được chứng nhận bởi FSC®.

Một phần của khoản trợ cấp này cũng sẽ được sử dụng để xây dựng và nâng cao năng lực cho các bên liên quan tại địa phương để thành lập các vườn ươm keo giống tại cộng đồng. Những vườn ươm này được kỳ vọng sẽ giúp các chủ rừng tại địa phương luôn được tiếp cận với các cây giống chất lượng cao với chi phí thấp hơn.


“Sáng kiến này sẽ giúp khôi phục sự đa dạng về sinh học trong khu vực cảnh quan miền Trung Trường Sơn – nơi có giá trị sinh thái cao, với mô hình vườn ươm đang trở thành một mô hình mẫu cho sự phát triển bền vững của các hộ gia đình. Về lâu dài, dự án này sẽ tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho các cộng đồng địa phương,” ông Nguyễn Vũ, Giám đốc dự án, WWF Việt Nam cho biết.


Để thúc đẩy hơn nữa tính bền vững của các nông hộ nhỏ, chương trình sẽ tổ chức các khóa đào tạo và hội thảo nhằm mở rộng các phương pháp thực hành tốt nhất và những kiến thức thực tế phù hợp với các tiêu chuẩn của FSC.


PV/ Báo Tin tức
Phát triển mô hình trồng keo lai ở vùng đất U Minh Hạ
Phát triển mô hình trồng keo lai ở vùng đất U Minh Hạ

Tỉnh Cà Mau đặt ra mục tiêu đến năm 2020 phát triển trồng rừng nguyên liệu thâm canh ở U Minh Hạ từ 18.000 - 20.000 ha, trong đó keo lai và keo lá tràm chiếm khoảng 60%, còn lại là tràm cừ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN