Chính sách tiền lương trong bối cảnh hội nhập

Trong 2 ngày 25-26/11, tại Hà Nội, Bộ LĐTBXH và Tổ chức lao động thế giới (ILO) tổ chức Hội thảo Chính sách tiền lương trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập.


Quang cảnh hội thảo


Tại Việt Nam, chỉ khoảng 1/3 số lao động có việc làm là được hưởng lương – nguồn thu nhập chính. Mức lương tối thiểu vùng (áp dụng kể từ 1.1.2015) dao động từ 2,15 triệu đồng đến 3,1 triệu đồng nhưng vẫn chỉ đáp ứng 70% mức sống tối thiểu. Ngoài ra, các ý kiến tại hội thảo cũng đề cập đến mối quan hệ giữa tiền lương với năng suất lao động, gắn với người sử dụng lao động, sự điều hành doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Chính phủ. Thực tế ở một số quốc gia cho thấy tăng tiền lương gắn liền tăng năng suất lao động thông qua đầu tư vào kỹ thuật, điều hành công việc hiệu quả hơn…


Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết: Việt Nam đã có 4 lần cải cách tiền lương. Lần cải cách gần đây nhất thực hiện từ năm 2004 đến nay với mục tiêu chuyển chính sách tiền lương từ chế độ hiện vật (tem phiếu) sang trả hoàn toàn bằng tiền dựa trên nguyên tắc thị trường và hội nhập; tách bạch tiền lương khu vực hành chính và sự nghiệp (phụ thuộc ngân sách) và tiền lương đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo thảo thuận. Đối với khu vực sản xuất kinh doanh, tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành theo quy luật thị trường; tôn trọng quyền của 2 bên trong việc xác định tiền lương và ban hành mức lương tối thiểu. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã thành lập hội đồng tiền lương quốc gia vào năm 2013 đánh dấu sự cải thiện đáng kể cơ chế xác định tiền lương tối thiểu của Việt Nam dựa trên cơ chế đối thoại 3 bên.


“Trong thời gian tới Việt Nam tiếp tục cải cách tiền lương theo cơ chế thị trường, có sự quản lý Nhà nước, tạo động lực tăng năng suất và đáp ứng hội nhập. Để làm được việc này, cùng với quá trình tái cơ cấu kinh tế, Việt Nam sẽ đi đôi với tái cơ cấu nguồn lực lao động, chú trọng lao động có kỹ năng nghề, đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Hội đồng tiền lương tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương theo cơ chế thị trường, gắn với chính sách việc làm, tăng cường thương lượng tiền lương. Tiền lương tối thiểu vẫn tiếp tục điều chỉnh theo lộ trình đảm bảo tiền lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, đáp ứng hài hòa lợi ích 3 bên: Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động”, ông Phạm Minh Huân cho biết.


XC

Nâng ngạch không phải để giải quyết chế độ tiền lương
Nâng ngạch không phải để giải quyết chế độ tiền lương

Lần đầu tiên, việc thi nâng ngạch theo phương pháp cạnh tranh được Bộ Nội vụ áp dụng và đã tạo “cú sốc” lớn trong giới công chức, viên chức khi số người thi bị trượt là không nhỏ. Không ít ý kiến xung quanh những đổi mới này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN