Bạo lực giới và lỗ hổng trong chính sách thực thi

Tại Hội thảo "Tiếp cận công lý cho người bị bạo lực giới: Khoảng trống trong chính sách và thực thi” diễn ra trong hai ngày 3-4/12tại Hà Nội, vấn đề bạo lực giới được các đại biểu đến từ các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội chia sẻ và cùng tìm giải pháp hạn chế tình trạng này.


Bạo lực giới


Bị bạo lực giới gần 15 năm nay, chị T.T.S ở Xóm Dậu, xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội, một nơi không cách xa trung tâm nhưng tiếng kêu cứu của chị vẫn không thấu đến công lý.


Bị bạo lực thân xác, tình dục, chị T.T.S bị đuổi ra khỏi nhà và không có nơi nương tựa.Chị tâm sự: “Ban đầu thì cũng cố nhịn để yên ấm, nhưng sau chồng quá đáng quá, đánh đập dã man, chị đã nhiều lần nhảy giếng nhưng không chết được, con giun xéo mãi cũng quằn, tôi quyết định ra báo với xã”. Tuy nhiên, thất vọng nối tiếp thất vọng, chị tìm đến công lý thì được cấp trên bảo: “Ngày nào chị cũng ra xã, chúng tôi còn phải giải quyết cho tỉ tỉ gia đình chứ chỉ giải quyết cho chuyện gia đình của mình chị sao?”.Khi được hỏi về việc “đừng chờ pháp luật, hãy tự cứu mình”, là hãy vùng lên đấu tranh khi bị bạo lực thì chị lại sợ mang tiếng, sợ lời này điều nọ.“Tôi mong muốn có một tổ chức chính quyền nào đó, đứng ra giảng giải cho chồng tôi về việc bạo lực là không tốt, là trái pháp luật, để anh ấy hiểu ra mình sai trái” chị T.T.S mong muốn.


Luật sư Nguyễn Hưng Quang đã đưa ra những con số thống kê đáng quan ngại, hằng năm có đến 58% phụ nữ cho biết chịu ít nhất một trong ba hình thức bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong đời; 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng hằng năm do nguyên nhân bạo lực gia đình(BLGĐ); 1000 vụ xâm hại tình dục trẻ em trung bình mỗi năm; 8000 vụ ly hôn mà nguyên nhân chính là do BLGĐ. Tuy nhiên, có đến 87% nạn nhân bị BLGĐ chưa tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ công.


Giải pháp và lỗ hổng trong thực thi công lý


Hệ thống luật pháp Việt Nam đã có những quy định liên quan đến phòng chống bạo lực giới như Luật bình đẳng giới; luật phòng chống bạo lực gia đình, luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật hôn nhân và gia đình…


Một trong những giải pháp được đưa ra đó chính là việc thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người bị bạo lực với các hình thức như: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, và các hình thức khác như hòa giải, trợ giúp các thủ tục khiếu nại.Qua thời gian thực hiện TGPL, ông Trần Nguyên Tú – Phòng quản lý chất lượng vụ việc TGPL – Cục TGPL cho biết: “Sau 2 năm (2011-2013) các trung tâm đã thực hiện TGPL cho 42.140 phụ nữ, trong đó nạn nhân phụ nữ bị bạo lực gia đình là 1.061 người…Chỉ tính riêng năm 2013 đã có 93 vụ việc về bạo lực giới đã được đưa ra tố tụng hình sự”.


Mặc dầu đạt kết quả như vậy, nhưng vấn đề tiếp cận công lý cho người bị bạo lực bằng hình thức TGPL có những lỗ hổng và khoảng trống nhất định.Thứ nhất, không phải tất cả nạn nhân đều được TGPL. Thứ hai, nạn nhân rất lúng túng trong khi cơ quan chức năng yêu cầu chứng minh thương tật để làm hồ sơ khởi tố, nhưng cơ quan chức năng lại không có một văn bản hướng dẫn trình tự thủ tục cho nạn nhân bị bạo lực giới khi họ cần chứng minh.Thứ ba, nhiều nạn nhân còn mang tâm lý e ngại khi tiếp cận với TGPL và cho rằng BLGĐ là “chuyện trong nhà”. Chính vì vậy mà nạn nhân bị bạo lực thì nhiều mà số lượng được quan tâm và giải quyết của pháp luật còn hạn chế.


Ông Nguyễn Kim Hùng, Chi cục trưởng chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội cho rằng, bạo lực bắt nguồn từ các tệ nạn xã hội. “Phần lớn nguyên nhân dẫn đến bạo lực là do các tệ nạn xã hội. Với các đối tượng nghiện hút, họ thường có hành vibạo lực gia đình (nhất là bạo lực đối với người vợ) với nhu cầu cung cấp tiền. Khi không đáp ứng được họ thường sử dụng hành vi bạo lực. Đối tượng mại dâm, ngoài trao đổi về vật chất, họ còn bị hành hạ về thể xác, đó cũng là một dạng bạo lực tình dục giới”.


Để vấn đề bạo lực tiếp cận với công lý thì người lên tiếng chính những người bị bạo lực, sau đó là tiếng nói của các tổ chức, ngành khác nhau. “Việc giải quyết vấn đề BLGĐ, việc hỗ trợ nạn nhân, bảo vệ nạn nhân quan trọng nhất là sự hợp tác đa ngành, không chỉ là việccủa hội phụ nữ,chỉ ngành công an, mà cần ngành văn hóa vào cuộc, cần pháp luật hỗ trợ về mặt pháp lý, cần có tổ chức đào tạo kỹ năng chống bạo lực cho người dân”, chị Lê Phương Thúy – Trưởng phòng tư vấn và hỗ trợ Phụ nữ CWD – VWU cho biết.


Nguyễn Thị Lộc

Sáng tạo trong tuyên truyền bình đẳng giới
Sáng tạo trong tuyên truyền bình đẳng giới

Dù tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, nhưng với sự linh hoạt, nhiệt tình trong công việc, chị Gia Thị Kía, Chi hội phụ nữ bản Pá Hộc, xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa giỏi, được mọi người đánh giá là Chi hội trưởng giỏi, được nhiều hội viên tin yêu.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN