Mùa hoa lau nở, Nhàn trở về quê. Hôm đó, sau khi xuống xe buýt, Nhàn gặp Trụ - chủ quán cơm ở bến cảng.
Tuy nhiều năm chưa gặp nhau, nhưng Trụ thoáng nhìn đã nhận ra Nhàn - cô gái xinh nhất miền quê sông nước năm xưa.
Thấy Nhàn xuống xe đi về phía cầu tầu, Trụ đang đổ xăng vào chiếc xuồng máy của mình, liền vứt can xăng xuống dốc cầu tầu nói: “Trời ơi, đấy có phải Nhàn không? Có phải em biết quê mình phát triển du lịch mà về chơi không? Em bỏ quê đi từng ấy năm, em về quê là phải lắm. Em đi một mình hả? Con đâu? Linh - chồng em đâu?”
Nhàn hơi đỏ mặt, nói lái đi: “Anh Trụ, em trở về quê, quê hương không đón nhận em hay sao?” đến căn nhà của anh đâu. Lúc đó em chỉ mong anh đem lại cuộc sống mới cho em.
Miền quê em phát hiện mỏ dầu, đội khoan của anh tới đây thăm dò. Anh ở nhờ nhà em. Em làm món cá rô phi rán, canh chua cá trắm, muối tiêu kho cá quả (lóc) cho anh ăn.
Anh có biết cá từ đâu mà có không? Là do anh Du đi đêm lội sông lội ngòi bắt về biếu bố mẹ em đấy. Em lén lút làm cho anh ăn. Anh ăn cá, rồi coi em như con cá ăn luôn cả em.
Anh nói con cá em mới là con cá thực thụ, quê em phải trăm năm mới nuôi dưỡng nên một con cá mỹ miều như em. Anh còn nói, con cá mỹ miều như em suốt đời sống ở miền quê, thật là một sự tàn nhẫn của quê hương. Nên anh mang em đi, đưa em đến thành phố dầu mỏ mới hình thành.
Em đi rồi, bố mẹ em mừng lắm, vì con gái từ nay thoát khỏi cảnh lam lũ. Nhưng anh Du thì đau buồn quá chừng.
Khi con thuyền chở chúng mình đi trên sông, em nhìn thấy anh Du đứng khứ, Trụ đã thu dọn xong con xuồng.
Anh không hiểu tâm tư của Nhàn, nhưng anh biết Nhàn không còn là con cá mỹ miều, ngu ngơ năm xưa nữa. Trong lòng cô đầy một vũng nước.
Anh cất tiếng sang sảng nói: “Em ơi, nghĩ ngợi gì nhiều cho mệt óc. Em về là tốt rồi. Em biết không, trong những năm qua, anh mở quán cơm, xây nhà mới, mua sắm xuồng máy. Cuộc sống quê ta cao hơn nhà tầng, rộng hơn sàn nhẩy, sáng hơn siêu thị.”
“A, em biết không, anh Du thành đại gia vùng quê rồi đấy. Con người vai u thịt bắp mê bắt cá ấy, từ ngày em đi, biến thành một con người khác hẳn, ủ rũ mất vài năm, trầm cảm ít nói, nhưng tâm trí lại sáng ra.
Anh ấy bắt đầu mê lau. Suốt ngày chui trong trên chiếc thuyền nhỏ giăng lưới. Dưới ánh nắng, anh như bức tượng đồng đen. Nơi lưới giăng xuống chắc chắn có con cá to. Nhưng em không còn được ăn cá to của anh Du nữa.
Trong cuộc sống có việc quan trọng hơn việc ăn cá. Anh xin cho em vào làm công nhân ở nhà máy lọc dầu. Em và anh bắt đầu cuộc sống thành thị kéo dài hơn 20 năm.
Cho đến lúc nhà máy chuyển đổi cơ chế, hai người phải rời khỏi nhà máy với một cục tiền, lúc đó cuộc sống mới tạm thời dừng lại.
Sau đó có chính sách gia đình hai vợ chồng ly dị, thì một trong hai người được nhận vào nhà máy làm việc. Thế là em và anh giả vờ ly dị.
Em nhường anh đi làm. Ai ngờ, anh đi làm rồi như viên đạn bắn ra khỏi nòng không trở về nữa, anh kiếm được một người đàn bà khác một cách danh chính ngôn thuận.
Em không còn là con cá mỹ miều mà anh khoái khẩu nữa. Em trở thành con cá già mắc cạn trong thành phố. Cá già bắt đầu nhớ nước, nhớ con sông quê hương. Thế là, em trở về.
Ôi, con sông quê hương thân thương, sông còn thuần khiết như năm xưa không? Sông còn đẹp như ngày nào không?
Khi Nhàn thẫn thờ chìm trong quá “Em nói gì lạ vậy, quê hương gióng trống mở cờ đón em thì có. Không những thế, còn đón chồng em, con em về nữa cơ.”
Trụ xoa xoa hai bàn tay dính xăng dầu nói: “Anh và anh Du hôm qua còn nhắc tới em đấy.”
Nghe Trụ nói thế, Nhàn như bông sen nở rộ bỗng dưng gặp sương thoắt cái đã ỉu đi gương mặt không còn trẻ trung. Phải mất hồi lâu cô mới tỉnh táo trở lại: “Anh Trụ, xin anh đừng nhắc chuyện gia đình em nữa. Em đâu còn gia đình. Từ nay quê hương là gia đình em. Thú thật với anh, lần này về em không đi nữa đâu.”
Nhàn nói thật lòng. Hôm qua, cô đã làm thủ tục ly gia (rời khỏi nhà) với chồng cô. Sở dĩ nói ly gia mà không nói ly hôn là vì từ lâu hai người đã ly hôn. Nhà cửa tiền bạc thuộc về cô, con gái đang học đại học do Linh chu cấp. Linh chỉ muốn tự do.
Viết xong giấy ly gia, hai người vừa ký xong, Linh đã vội vàng xuống gác chui vào chiếc xe hơi của người đàn bà kia, rồ máy biến mất.
Tình yêu đi xa, hôn nhân như tấm kính vỡ vụn đâm thủng thiều quang hơn 20 năm. Mọi thứ đều vô tình rò rỉ trong thiều quang. Anh Linh ơi, anh đã bỏ đi rồi, em còn lấy căn nhà và tài sản làm gì nữa.
Hồi lấy anh, em có màng bụi lau, ngủ trên đống lau chất đầy nhà, mặt mũi bám đầy hoa lau. Sau đó, anh ấy lấy lau làm nguyên liệu ghép tranh, rồi lồng vào khung kính bán được ối tiền.
Tranh lau của anh Du nổi tiếng gần xa, nghe nói gần đây người nước ngoài cũng đến đặt hàng. Chỉ có điều, đến bây giờ anh ấy vẫn ở một mình. Nhàn ơi, lòng anh ấy đầy ứ nước rồi, không chứa nổi người khác nữa đâu. Anh ấy chưa cam lòng, vẫn chờ em đó.
Vũng nước trong lòng Nhàn bỗng biến thành nước mắt ào ào tuôn trào, rơi xuống thủy triều đang dềnh lên. Bạt ngàn hoa lau nở rộ dướn tới, bao bọc lấy Nhàn. Nhàn quay mặt, giả vờ lấy tay dụi mắt, vơ lấy nắm hoa lau chùi sạch nước mắt.
Rồi nhìn Trụ cười: “Anh Trụ ơi, em không đi xuồng máy. Anh tìm cho em chiếc thuyền, em muốn tự mình chèo thuyền về nhà, để được ngắm nhìn dòng sông quê hương.”
Khi trời chạng vạng tối, Nhàn và thuyền mới về tới nơi. Đầu làng chài, một người đàn ông đứng lặng im như cây cổ thụ, kiên nhẫn chờ đợi. Từng chùm bông hoa lau phất phới bay quanh người anh.
Theo TGPN |