Trường Sơn đến với Trường Sa

Đầu tháng 4/2013, đoàn đại biểu huyện miền núi Đắk Hà đã có cơ hội đến thăm Trường Sa, qua đó biến ước mơ bấy lâu nay của họ thành hiện thực.


Chuyến thăm huyện đảo Trường Sa của đoàn công tác số 3 ngày 5/4/2013. Ảnh: TTXVN


Phấn đấu tốt để được đi Trường Sa


Đắk Hà là một huyện miền núi, còn nhiều khó khăn vất vả; toàn huyện có khoảng 65.000 dân, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 50%. Cuộc sống vật chất cũng như tinh thần còn gặp không ít thiếu thốn nhưng những người con của núi rừng Tây Nguyên vẫn đau đáu bên lòng ước nguyện một ngày được ra Trường Sa, được đem những sản vật quê hương đến với bộ đội Trường Sa, đem tâm tình của bà con đến với Trường Sa...

Để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, xứng đáng với đồng bào, cán bộ chiến sỹ đang ngày đêm xây dựng và bảo vệ Trường Sa thân yêu, đồng bào các dân tộc trong huyện đã phấn đấu không mệt mỏi, xây dựng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

Qua một thời gian phát động xây dựng nông thôn mới, tháng 12/2012, xã miền núi Hà Mòn của huyện đã chính thức được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới theo các tiêu chí mà Trung ương đề ra. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện, GDP bình quân đầu người của huyện năm 2012 đạt 27 triệu đồng/người/năm. Riêng xã Hà Mòn đạt 38 triệu đồng/người/năm.

Anh Nguyễn Duy Thuần, gương sáng điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của tỉnh Kon Tum bộc bạch rằng được ra Trường Sa là một điều cực kỳ may mắn trong cuộc đời.

Tấm lòng người Tây Nguyên đối với biển, đảo quê hương

Trong chuyến đi Trường Sa vào đầu tháng 4/2013, Đoàn đại biểu huyện miền núi Đắk Hà có 10 người đại diện cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện. Họ đến với Trường Sa bằng tấm lòng mộc mạc mà chân thành của những người con Tây Nguyên.

Ông A Vượng, Phó Bí thư thường trực huyện uỷ Đắk Hà chia sẻ rằng đã đăng ký đi Trường Sa từ lâu, nay cũng đã thoả ước nguyện. Bấy lâu nay, đồng bào nghe nói đến vùng biển đảo Trường Sa thân yêu của Tổ quốc rất nhiều nhưng chỉ là qua các phương tiện thông tin đại chúng. Ông cho biết đối với đồng bào dân tộc thì phải thấy một lần rồi mới tin.

Chị Y Thọ, thành viên đoàn cán bộ huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum thì chia sẻ rằng là người con của núi rừng Tây Nguyên, đây là lần đầu tiên và cũng có thể là lần duy nhất trong đời chị được ra Trường Sa. Chị cảm thấy Trường Sa như gần hơn, thân thương hơn và ấm áp hơn. Trong câu chuyện, chị nói khi được giao lưu, tiếp xúc với quân và dân trên đảo Trường Sa, chị thấy rất gần gũi như thể người thân. Sau chuyến đi này, chị Y Thọ cũng như nhiều người khác sẽ phấn đấu nhiều hơn nữa trong cuộc sống cũng như trong công việc để xứng đáng với những người con đất Việt hiện đang sống, chiến đấu, bảo vệ và xây dựng Trường Sa - biển đảo thân yêu của Tổ quốc.




Nguyễn Sơn
Bác sĩ Trường Sa, “từ mẫu” giữa trùng khơi
Bác sĩ Trường Sa, “từ mẫu” giữa trùng khơi

Trong những ngày khai thác đánh bắt hải sản xa bờ, ngư dân các tỉnh Khánh Hòa, Cà Mau, Bạc Liêu, Vũng Tàu, Bình Thuận nếu chẳng may bị tai nạn lao động đều được các bác sĩ, y sĩ ở các đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 cấp cứu, khám, chữa bệnh miễn phí.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN