Trường hợp nào được rút vốn ra khỏi công ty?

Ngày 6/3/2015, tôi có đầu tư 200 triệu vào công ty kinh doanh trong vòng 1 năm. Nhưng khi tôi rút vốn thì không được vì lí do công ty làm ăn thua lỗ. Tôi muốn biết trường hợp nào thì rút được vốn ra khỏi công ty?

Dưới đây là nội dung tư vấn của luật sư:

Việc đầu tư góp vốn vào công ty sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2014. Vì bạn không nói rõ công ty bạn đầu tư vào là loại hình công ty gì, nên tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn theo từng loại hình công ty mà bạn đã đầu tư.

Ảnh minh họa.

Trường hợp 1: Công ty bạn đầu tư là mô hình Công ty hợp danh


Nếu bạn là thành viên hợp danh của công ty hợp danh thì “có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất 6 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua” (Khoản 2 Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2014)

Điều 182. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn
Thành viên góp vốn có các quyền sau đây:
d) Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;

Do đó, nếu bạn là thành viên góp vốn thì rút vốn bằng cách chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.

Trường hợp 2: Công ty bạn đầu tư là mô hình Công ty TNHH 2 thành viên

Đối với loại hình công ty này, thành viên không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các Điều 52, 53, 54 và 68 của Luật này (khoản 2 Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2014). Như vậy, bạn có thể rút vốn bằng cách yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình hoặc chuyển nhượng phần vốn góp đó cho người khác theo quy định tại điều 52, 53 Luật Doanh nghiệp 2014

Trường hợp 3: Công ty bạn đầu tư là mô hình Công ty cổ phần

Tại khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp có quy định nghĩa vụ của cổ đông phổ thông: “Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra”.

Như vậy, bạn chỉ có thể rút vốn bằng cách yêu cầu công ty mua lại hoặc chuyển nhượng cổ phần cho người khác.

Mong rằng nội dung tư vấn có thể giải đáp phần nào vướng mắc của bạn.

Theo Hãng Luật Giải Phóng
OceanBank và VINAWACO xúc tiến hoạt động góp vốn
OceanBank và VINAWACO xúc tiến hoạt động góp vốn

Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) và VINAWACO vừa ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi bên, góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN