Thủ tục giải chấp quyền sử dụng đất

Bạn đọc hỏi: Thủ tục xóa đăng ký thế chấp (giải chấp) quyền sử dụng đất năm 2018 theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào?

Trả lời

Theo Điều 31 Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm và Điều 26 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì hồ sơ xóa đăng ký thế chấp gồm:

- Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp theo Mẫu số 03/XĐK;

- Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của bên nhận thế chấp trong trường hợp Đơn yêu cầu chỉ có chữ ký của bên thế chấp;

- Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký thế chấp mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm đăng ký và trả kết quả trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo.Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 9 của Thông tư này thì Văn phòng đăng ký đất đai từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.

Trường hợp xóa đăng ký mà không có căn cứ từ chối đăng ký thì trong thời hạn đăng ký, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

- Ghi nội dung xóa đăng ký và thời Điểm đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Sau khi ghi vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận, thì ghi nội dung xóa đăng ký và thời Điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) tại Mục “Chứng nhận của cơ quan đăng ký” trên Đơn yêu cầu đăng ký.

Cuối cùng, Văn phòng đăng ký đất đai trả lại cho người yêu cầu đăng ký 01 bản chính các loại giấy tờ sau:


- Đơn yêu cầu đăng ký có chứng nhận của Văn phòng đăng ký đất đai;

- Đơn yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp có chứng nhận của Văn phòng đăng ký đất đai;

- Giấy chứng nhận có ghi nội dung đăng ký thế chấp, nội dung đăng ký thay đổi, xóa đăng ký hoặc có nội dung sửa chữa sai sót;

- Văn bản thông báo chỉnh lý thông tin sai sót về nội dung đăng ký trong trường hợp người thực hiện đăng ký tự phát hiện có sai sót trong hồ sơ địa chính do lỗi của mình hoặc Văn bản đính chính thông tin sai sót về nội dung đăng ký và Đơn yêu cầu đăng ký có chứng nhận của cơ quan đăng ký có sai sót trong trường hợp người yêu cầu đăng ký phát hiện sai sót.

Văn phòng đăng ký đất đai trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký theo phương thức nhận kết quả trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.

Trung Hiếu/Báo Tin tức
Hàng xóm không ký xác nhận giáp ranh có làm được sổ đỏ?
Hàng xóm không ký xác nhận giáp ranh có làm được sổ đỏ?

Bạn đọc hỏi: Trường hợp người sử dụng thửa đất liền kề vì mâu thuẫn cá nhân với nhau mà không đồng ý ký vào bản mô tả về ranh giới thửa đất của người có yêu cầu xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì địa phương phải làm thế nào?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN