Thanh tra công tác dân tộc 70 năm lớn mạnh - Bài 1

Trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, 70 năm qua, Thanh tra công tác dân tộc của Ủy ban Dân tộc đã không ngừng trưởng thành cả về chất và lượng, xứng đáng là chỗ dựa niềm tin cho đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.

CỦNG CỐ LÒNG TIN CỦA ĐỒNG BÀO

70 năm đã trôi qua, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc Lệnh số 58 (ngày 3/5/1946), tổ chức Bộ Nội vụ trong đó có Nha Dân tộc thiểu số - tổ chức tiền thân của Ủy ban Dân tộc ngày nay, với nhiều tên gọi và cơ cấu tố chức khác nhau đã không ngừng phát triển, trưởng thành và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao phó.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT, Đỗ Văn Chiến phát biểu chỉ đạo trong Hội nghị tổng kết Thanh tra UBDT.

Kể từ khi được thành lập đến nay, cán bộ, công chức Thanh tra Ủy ban Dân tộc luôn nỗ lực phấn đấu, không ngừng thực hiện tốt theo đúng chương trình, kế hoạch công tác hằng năm và các chương trình, kế hoạch đột xuất; luôn chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành, các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc tổ chức các cuộc thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, khảo sát,… tập trung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm phục vụ chính sách, chương trình, dự án thuộc lĩnh vực công tác dân tộc như: Chương trình 135, 134, chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số, các chính sách ưu tiên đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số, chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn…

Qua công tác thanh tra, Thanh tra công tác dân tộc đã phát hiện nhiều sai phạm về kinh tế, cơ chế quản lý, đã kiến nghị thu hồi hàng trăm tỷ đồng nộp ngân sách Nhà nước, trả lại đúng nguồn kinh phí cho các chính sách, chương trình, dự án sử dụng chưa đúng mục đích, nhiệm vụ được giao; bảo vệ quyền, lợi ích, đúng quy định của pháp luật cho tập thể, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng chính sách. Đồng thời, có nhiều kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, các bộ, ban, ngành liên quan, xây dựng, sửa đổi, bổ sung về cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế; kiến nghị với các địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra để chấn chỉnh, khắc phục hạn chế, thiếu sót, sai phạm trong công tác quản lý thuộc lĩnh vực công tác dân tộc.

Thanh tra Ủy ban Dân tộc làm việc với tỉnh Quảng Ngãi.

Thực hiện lời căn dặn của Bác “Đồng bào có oan ức mới khiếu nại hoặc vì chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại. Ta phải giải quyết nhanh, tốt thì sẽ củng cố được lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước”, Thanh tra Ủy ban đã tiếp hàng trăm lượt công dân là đồng bào các dân tộc thiểu số và xử lý hàng nghìn đơn khiếu lại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân theo quy định cua Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật tiếp công dân và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành; tham mưu cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân; tham mưu dự thảo nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra công tác dân tộc giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm trình Chính phủ ban hành.

Với nhiều cố gắng, nỗ lực phấn đấu của tập thể lãnh đạo, Thanh tra Ủy ban Dân tộc luôn hoàn thành xuất sắc chương trình, kế hoạch được giao, đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhiều tập thể và cá nhân được trao tặng phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của UBDT.

Bài cuối: Vững bước đi lên
Nguyễn Hữu Giảng (Chánh thanh tra Ủy ban Dân tộc)
Nông thôn mới dần hiện hữu tại vùng khó
Nông thôn mới dần hiện hữu tại vùng khó

Tỉnh Tuyên Quang có 61 xã đặc biệt khó khăn, xã ATK và 245 thôn, bản đặc biệt khó khăn ở các xã khu vực I, khu vực II được hưởng chính sách đầu tư từ Chương trình 135 của Nhà nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN