Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội miền núi, những năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đã tập trung khai thác tương đối có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, thúc đẩy kinh tế, xã hội trong vùng từng bước phát triển.
Cụ thể, trong sản xuất nông nghiệp, các tỉnh Tây Nguyên đã tập trung triển khai phát triển theo hướng mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh cây công nghiệp dài ngày có hiệu quả kinh tế cao và các loại cây phục vụ công nghiệp chế biến, mở rộng các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh tạo ra khối lượng hàng hoá lớn có lợi thế cạnh tranh tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, hình thành một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã gieo trồng được gần 1,9 triệu ha cây trồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2001, bình quân lương thực mỗi năm đạt gần 2,5 triệu tấn, bình quân lương thực đầu người đạt trên 455,3 kg/năm.
Về lâm nghiệp, các tỉnh Tây Nguyên đã tập trung trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng, kết hợp với khai thác lâm sản có mức độ, duy trì được tỷ lệ che phủ rừng ở mức tương đối (52,46%).
Quang Huy