Sức sống mới ở vùng ATK

Từng là căn cứ địa cách mạng, 7 xã ATK (An toàn khu) là: Kim Quan, Trung Minh, Trung Sơn, Công Đa, Đạo Viện, Hùng Lợi, Phú Thịnh của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang giờ đây đã có diện mạo mới, cái đói, cái nghèo đã bị đẩy lùi.

Bà Giàng Thị Chía, dân tộc Mông ở thôn Ngòi Khù, xã Đạo Viện cho biết: Trước đây, đường vào thôn Ngòi Khù là đường mòn, muốn vào thôn phải lội qua 8 con suối. Thôn có 25 hộ đồng bào Mông, 100% là hộ nghèo. Được sự quan tâm của Nhà nước, đến nay thôn đã được làm đường bê tông, xây dựng cầu tràn qua suối nên đi lại rất thuận lợi, trẻ em đi học không cần người lớn đưa đón.

Chương trình 135 cũng hỗ trợ cho người dân cây, con giống, hỗ trợ máy nông nghiệp, tập huấn khoa học kỹ thuật… để bà con tăng gia sản xuất. Giờ đây, người dân trong thôn đã có cuộc sống ổn định, thôn chỉ còn 3 hộ nghèo.

Chăn nuôi theo mô hình trang trại mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho người dân xã Trung Sơn.


Xã Đạo Viện có 629 hộ, với gần 2.500 nhân khẩu; trong đó, 48% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm hơn 60%. Được sự quan tâm của Nhà nước cùng với sự năng động, cần cù của người dân, đến nay, xã đã triển khai hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, nên tỷ lệ hộ nghèo của xã đến nay đã giảm chỉ còn hơn 11%.

Xã Đạo Viện đã thực hiện nhiều giải pháp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Từ năm 2009 đến nay đã có 765 lượt hộ nghèo ở xã được vay vốn, tổng số vốn vay là hơn 7,5 tỷ đồng.

Từ nguồn vốn vay, nhiều hộ đã tích cực sản xuất, không những thoát nghèo mà còn trở thành hộ có mức sống khá, tiêu biểu như: Gia đình ông Sùng Seo Chính, thôn Ngòi Khù với mô hình nuôi chăn nuôi gia súc, gia cầm cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Gia đình bà Lý Thị Môn, Trần Lâm Úy, thôn Cây Thị với mô hình chăn nuôi cho thu nhập 40 - 50 triệu đồng/năm. Gia đình bà Hoàng Thị Vân với xưởng chế biến gỗ cho thu nhập 100 - 120 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 6 - 8 lao động…

Đường bê tông nông thôn đến tất cả các thôn, xóm của các xã ATK.


Chia tay xã Đạo Viện, chúng tôi tới Trung Sơn - xã trung tâm của khu vực ATK Yên Sơn. Một trong những niềm vui của người dân Trung Sơn đó là được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm theo hướng hoàn thiện. Mới đây, từ nguồn vốn 135, xã Trung Sơn cũng đã hoàn thành trạm biến áp 0,4 KW, trị giá 430 triệu đồng phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân. Lớp học mầm non trị giá 280 triệu đồng cũng đã được hoàn thành…

Ông Nguyễn Văn Dần, Chủ tịch UBND xã Trung Sơn phấn khởi cho biết: Xã Trung Sơn có gần 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Xã Trung Sơn đang tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Xã có nhiều mô hình mới trong phát triển sản xuất như: Nuôi vịt bầu,cải tạo đàn bò vàng địa phương, trồng lúa đặc sản, trồng khoai lang, khoai tây, đậu tương vụ đông, cải tạo đàn bò vàng địa phương…Xã phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 26,8% xuống còn dưới 15% vào năm 2015.

Cùng với phát triển kinh tế, xã hội, nhân dân các dân tộc khu vực ATK Yên Sơn cũng đang bảo tồn và phát huy hơn 60 di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Các di tích này không chỉ là địa chỉ Đỏ góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ mà còn được đưa vào khai thác, phát triển du lịch, nâng cao thu nhập cho người dân.


Bài và ảnh: Quang Cường
Bí thư xã không cam chịu đói nghèo
Bí thư xã không cam chịu đói nghèo

Cha mất sớm, mẹ lấy chồng khác rồi đi làm ăn xa, phải sống nhờ gia đình nhà chú ruột, cuộc sống của Hoàng Văn Dính, năm nay 28 tuổi, dân tộc Mông ở thôn Lũng Vai, xã Cần Nông, huyện Thông Nông, Cao Bằng vất vả từ nhỏ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN